Xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang là vùng đất phèn nặng, đang sản xuất giống lúa DS 1.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vài chục năm trước, nơi đây SX lúa cũng bấp bênh, năng suất thấp.
 
Cái yếu tố chính là “phèn” mà nông dân chưa nắm được cách xử lý. Dần dần được Nhà nước đầu tư kênh thoát phèn kết hợp sử dụng để dẫn nước ngọt cùng với áp dụng một số kiến thức cải tạo đất phèn nên SX lúa đã dần ổn định. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu nên thâm canh vẫn bấp bênh, nhất là vụ Hè Thu. Ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ luôn xuất hiện, tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của lúa. Do vậy SX lúa vẫn chưa phát huy được tiềm năng, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa được như mong muốn.
 
 

 
Để góp phần giải bài toán nhiễm phèn trên vùng đất này, tạo niềm tin cho nông dân về sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình - “1 trong 4 giải pháp quan trọng để khai thác và trồng lúa thành công đất phèn”, vụ Đông Xuân 2017-2018, Cty Cổ phần Phân lân Ninh Bình kết hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang, trực tiếp là Trạm Khuyến nông Tri Tôn đã thực hiện mô hình “Ứng dụng phân lân nung chảy Ninh Bình trên giống lúa DS1” tại hộ ông Phạm Văn Tòng (ở ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến) với diện tích 1ha.
 
Mô hình áp dụng quy trình sử dụng phân đơn gồm: Lân nung chảy Ninh Bình, urê, kali loại 30% K20, trong khi đối chứng (quy trình của nông dân) sử dụng DAP, urê, phân hiệu Con Bò Sữa (4-4-2) và kali 30% K20.
 
Lượng phân nguyên chất được áp cho mô hình và đối chứng tương ứng như sau: 136.7N - 61.7P2O5 - 59K2O và 167.3N - 70.4P2O5 - 49.7K2O. Lượng lân áp dụng của mô hình là 100% phân lân nung chảy Ninh Bình (400kg/ha), ruộng đối chứng 100% là DAP và phân hỗn hợp khác.
 
Ông Phạm Văn Tòng, người trực tiếp áp dụng, theo dõi và đã cho nhận xét: “Phân lân nung chảy Ninh Bình dạng viên dễ rải, cây lúa phát triển khỏe, lúa cứng, ít sâu bệnh hơn, ít lá ủ, hạt vàng, sáng và mẩy hơn.
 
Thạc sĩ Nguyễn Xuân Huy, Trạm Khuyến nông Tri Tôn đã trực tiếp theo dõi và đánh giá mô hình, nhận xét: “Cây lúa cứng, lá không vươn dài, hạt sáng, ít lép, bệnh than vàng giảm nhiều so với ruộng đối chứng của dân”.
 
Kết quả báo cáo của Trạm Khuyến nông Tri Tôn cho thấy: Năng suất lúa ruộng mô hình đạt 7,77 tấn/ha (ruộng đối chứng là 7,58 tấn/ha) cao hơn đối chứng 0,19 tấn/ha (tương đương 2,561%). Hiệu quả kinh tế của mô hình đạt 27.081.012 đồng/ha (đối chứng là 25.975.512 đồng/ha), cao hơn đối chứng 1.105.500 đồng/ha (tương đương 4,25%).
 
Tại cuộc hội thảo đầu bờ ngày 24/3/2018 có khoảng 80 nông dân tham dự. Một số ý kiến đã nhận xét, đánh giá cao việc sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình và đề xuất Cty tiếp tục thực hiện mô hình ở vụ Hè Thu 2018, bởi vụ này cây lúa sẽ chịu ảnh hưởng của phèn, ngộ độc hữu cơ nhiều hơn, thời tiết cũng không thuận lợi…
 
Mô hình cho thấy sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình đã cho kết quả khá rõ, không chỉ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe, cứng, chống đổ ngã và sâu bệnh tốt mà còn làm gia tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Nếu có được sự lan tỏa rộng của mô hình thì sẽ rất có ý nghĩa cho SX nông nghiệp của vùng.
 
Có được kết quả trên là do ưu thế vượt trội của phân lân nung chảy Ninh Bình hơn hẳn các loại phân bón khác. Nguyên liệu SX phân lân nung chảy Ninh Bình từ các khoáng chất tự nhiên. Công nghệ SX phân lân nung chảy bằng nhiệt độ cao, trong quá trình SX không sử dụng hóa chất.
 
Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra chất magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây; chất Silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
 
Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm, pH > 8 có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất.
 
Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi.
 
Theo nongnghiep.vn