. Bệnh phồng lá chè: Bệnh do nấm gây ra, thường phát sinh ở lá non, cành non, vết bệnh phần lớn ở mép lá. Đầu tiên trên lá xuất hiện những chấm nhỏ hình giọt dầu màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần, màu nhạt dần. Phía dưới vết bệnh (mặt dưới lá) phồng lên và mặt trên lõm xuống, phía lồi có hạt phấn màu trắng có giới hạn rõ rệt với phần lá khoẻ. Cành bị nấm hại sẽ bị chết.
 
Trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp bệnh phát sinh mạnh (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9-10 hằng năm).
 
Phòng trừ: Dùng các thuốc có gốc đồng như Mange 5WP với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước; phun ngay sau khi hái, phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Nếu trời nắng liên tục 10 ngày thì không cần phun thuốc.
 
2. Bệnh đốm nâu:
 
Bệnh do nấm gây ra, chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, vết bệnh có màu nâu, không có hình thù nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm ở giữa vết bệnh; lá bị khô, có màu xám tro, đen, lan dần theo hình gợn sóng, bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, chỗ bị bệnh có thể bị rách.
 
Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7,8. Sau khi mưa liên tục 10-15 ngày bệnh phát triển rất mạnh. Phát sinh mạnh nhất ở nhiệt độ 27-29oC.
 
Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau; làm sạch cỏ, chống hạn tốt giúp cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá để tiêu diệt nguồn bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng như Daconil 75WP với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước; hoặc Tilt super 300ND/EC với lượng 0,2-0,5 lít/ha pha với 400 lít nước.
 
Theo tài liệu khuyến nông - lâm