1. Phạm vi áp dụng
 
 Quy trình nhân giống cây vú sữa được áp dụng tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang và các địa phương có điều kiện sinh thái tương tự khác.
 
2. Các bước tiến hành
 
  a)  Chuẩn bị hạt và gieo hạt gốc ghép
 
 - Giống gốc ghép: Chọn hạt đầy đặn của những quả chín, không bị sâu bệnh. Tách, rửa hạt sạch xong tiến hành ủ vào cát hoặc giẻ ẩm tránh hạt bị khô mất sức nảy mầm.
 
- Gieo hạt: Có 2 cách
 
+ Gieo trực tiếp vào đất sau khi cây lên khoảng 2 - 4 lá mầm rồi nhổ cấy ra bầu:
 
+ Gieo trực tiếp vào bầu đất hoặc gieo vào cát ẩm sau khi hạt nứt nanh trắng mới gieo vào bầu đất nhỏ có kích thước: 15 cm x 18 cm.
 
  b) Chăm sóc cây gốc ghép
 
   -  Cây mới cấy nên làm khung có lưới đen che nắng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây non. Thường xuyên làm cỏ tưới giữ ẩm cho cây.
 
   -  Sau khi trồng 12 - 14 tháng cây gốc ghép sẽ đạt tiêu chuẩn ghép (đường kính thân >0,8 cm).
 
  c) Thời vụ ghép:
 
    - Vụ xuân (tháng 4 - 5)
 
    - Vụ thu (tháng 8 - 9).
 
  d) Kỹ thuật ghép:
 
          -  Cách lấy mắt và bảo quản mắt ghép
 
    + Cắt mắt ghép vào buổi sáng, khi nhiệt độ còn chưa cao, hoặc buổi chiều khi nắng đã giảm. Mắt ghép được lấy trên những cành ở giai đoạn bánh tẻ có độ tuổi từ từ 70 -100 ngày tuổi.
 
   + Cành mắt ghép ngay sau khi cắt trên cây xuống tỉa hết lá và được chia thành các bó bọc trong giẻ ẩm hoặc rải ra thành lớp mỏng 15 - 20 cm rồi phủ kín vải ẩm lên trên, để trong khu vực thoáng mát, không có gió thổi trực tiếp vào nơi để mắt ghép.
1. Phòng trừ sâu bệnh cho vú sữa
 
- Sâu đục quả (Alopia sp.) phá hại từ khi quả còn nhỏ cho đến khi đã già và chín. Khi mới thấy một vài quả non bị hại thì phun ngay, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc Decis 2,5EC, Delfin WP 32BIU , Tiper 25EC, Tizonon 50EC, SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban…
 
- Sâu hại hoa (Eutalodes anithivora – Gelechiidae):
 
Gây hại từ khi hoa bắt đầu nhú ra đến khi hoa trỗ nhụy, sâu non đục vào bên trong làm bông bị hư.
 
Phòng trị: khi phát hiện có sâu hại, phun các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Cyber Alpha 50ND, liều lượng theo hướng dẫn trên chai thuốc.
 
- Sâu đục cành (Pachyteria  equestris - Coleoptera):
 
Gây hại quanh năm. Con trưởng thành đẻ trứng lên đọt non, sâu non nở ra ăn lòn vào trong cắn phá cành, làm chết cành.
 
Phòng trị: Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy có mọt đổ từ các cành thì dùng que xoi vào lỗ đục và bắt bằng tay hoặc bơm thuốc trừ sâu có tính lưu dẫnvào các lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét hoặc sáp.
 
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.):
 
Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên vú sữa. Rệp chích hút lên lá, lên quả…. rệp tấn công từ khi quả còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho quả không phát triển. Ngoài ra, rệp tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm mất phẩm chất quả.
 
Phòng trị: tỉa bỏ những lá, quả bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp. Phun thuốc khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc.
 
- Bệnh thối quả vú sữa do nấm Lasio diplodia Theobromac và Colletotrichum sp. xâm nhập từ khi quả còn nhỏ gây ra. Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu đen, gặp thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh, lây lan nhanh khắp quả, làm quả khô đen và rụng, tỷ lệ quả hư khá cao, đôi khi lên tới 20-25%. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn cho thoáng, tránh lây lan; nhặt và tiêu hủy quả rụng vì bệnh. Phun các loại thuốc như: Copper-zinc 85WP 0,4%, Kasuran 47 WP 0,15%Tipo-M 70BHN, Tinomyl 50WP, Lâmbac 35SD, Tipozeb 80WP, Awin 100SC, Carbenzim 500FL, Thio-M 500SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần.Quả sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 520C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối quả.
 
- Bệnh bồ hóng (Do nấm Capnodium sp.):
 
Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá, trên quả làm giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bồ hóng bám trên quả làm mã quả xấu bán không được giá. Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có rầy mềm, rệp sáp, rệp dính…vì chất thải của rầy, rệp giúp nấm phát triển. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng.
 
Phòng trị: Không trồng quá dày. Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng. Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như Supracide 40EC, Trebon 10EC, Actara…Khi thấy có nấm bồ hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng như Coc 85, Copper Zine, Copper B…
 
2. Thu hoạch vú sữa:
 
Vỏ vú sữa mỏng nên dễ bị giập, trầy sướt; khi chín cuống quả dễ bị sút ra nên khi thu hoạch phải thật nhẹ nhàng và khéo léo, không để quả trực tiếp xuống đất vì nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào quả qua cuống hoặc vết thương.
 
Nên bao quả để tránh trầy sướt khi vận chuyển. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để quả tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ quả, không nên che nắng quả bằng tấm nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ quả.
 
Khi chất quả vào thùng, vào giỏ…nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên chất quá 4-5 lớp /giỏ.
 
Nguyễn Tươi
 
Thuộc đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây vú sữa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”
   + Mắt ghép sau bảo quản đủ tiêu chuẩn ghép còn phải tươi nguyên, cuống lá chưa hình thành từng rời, và chưa bị rụng cuống.
 
          Thời gian bảo quản mắt ghép: tối đa là từ 2 - 4 ngày. Trong trường hợp phải vận chuyển đi xa thì mắt ghép phải được bảo quản cẩn thận hơn bọc bằng giẻ ẩm và xếp vào thùng carton trước khi mang đi.
 
          - Phương pháp ghép: Ghép bằng phương pháp ghép đoạn cành
 
- Phương pháp tiến hành:
 
           Dùng dao chuyên dụng, sắc, cắt một lát vát trên cành mắt ghép sao cho lát cắt thật phẳng. Chiều qua phần vỏ, lấy đi một phần dài lát cắt khoảng 1,5 - 2,0 cm. Trừ đoạn cắt vát, trên mỗi đoạn mắt ghép có từ 3 - 5 mầm ngủ (3 - 5 nách lá). Trên đầu cành gốc ghép, dùng dao sắc gọt phằng vết cắt. Chẻ một lát thật phẳng bên cạnh phía trong cành, sao cho vết chẻ vừa gỗ mỏng. Chiều dài vết chẻ vừa bằng chiều dài vết cắt vát trên đoạn mắt ghép. Chêm đoạn mắt ghép vào, dùng dây chuyên dụng quấn kín và chặt vết ghép, sau đó quấn một lượt dây ghép kín phần trên của đoạn mắt ghép.
 
3. Chăm sóc cây sau ghép
 
     + Phòng trừ/xua đuổi côn trùng, tránh dây quấn mắt ghép bị côn trùng cắn thủng sau mỗi một ngày ghép bằng các loại thuốc trừ sâu/trừ kiến phun/rải lên cây, dưới gốc cây với nồng độ nhẹ.
 
    + Tỉa bỏ mầm dại: sau khi ghép, vặt bỏ toàn bộ các chồi bất định mọc ra trên phần gốc ghép (mầm dại) khi các chồi này có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm. Việc tỉa mầm dại được tiến hành thường xuyên.
 
     + Cắt dây ghép: khi đợt lộc thứ hai của mầm ghép thành thục, dùng dao sắc cắt đứt phần dây ghép quấn chặt cành ghép và mắt ghép, không để dây ghép thắt vào trong cành.
 
 Nguyễn Tươi
 
Thuộc đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây vú sữa tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”