1 – Giới Thiệu:
 
Cây giống Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên này. Quả dâu tây thường được sử dụng để làm các món tráng miệng. Dâu tây giàu vitamin C và là nguồn cung cấp dồi dào các chất flavonoit cần thiết cho cơ thể. Không thể không kể đến sự ưu chuộng của việc trồng dâu tây tại nhà hiện nay, với việc quả đỏ tươi ngon, cây có thể sử dụng làm cây cảnh khiến nhiều người quan tâm tới cây dâu tây. Để trồng dâu tây tại nhà không hề khó khăn, dưới đây chia sẻ cách trồng dâu tây và chăm sóc cây tại tại nhà.
 
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
 
Khi cây f1 sang tuổi tứ hai bắt đầu thoái hoá dần, chất lượng cây con cũng không còn được tốt, các cây tù f2 trở đi cũng vậy nên khi trồng sẽ không có khả năng cho cho trái, chỉ tốt lá, hoặc trái ra nhỏ, và chua. Vì vậy khi mua cây về trồng các bạn nên chọn mua cây chất lượng tránh mua phải cây giá thấp nhưng được tách từ ngó hoặc cây già, đã loại thải của các nhà vườn, hoặc cây đã truyền tay nhau không biêt đến đời f bao nhiêu rồi thì rất không đảm bảo về chất lượng cây, chất lượng quả và số lượng quả nữa nhé dù các bạn có chăm sóc tốt đến đâu .
 
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
 
Khoảng cách giũa các cây tùy thuộc vào mục đích trồng của mẹ, nếu trồng làm kiểng khoảng cách giữa các cây 10-15cm( nhưng chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng), nếu trồng lấy trái với điều kiện đất rộng thì khoảng cách giữa các cây là 40-50cm
 
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
 
Mọi người nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.
 
5 – Phân Bón Lót:
 
+ phân bón dùng để trộn lẫn một ít dung dịch phân bón Rapid Hydro với đất trước khi trồng cây. + phân bón bổ sung cho cây, sử dụng các loại phân bón đủ các yếu tố vi lượng cây dâu cần dùng, đối với các bạn muốn có vườn dâu đạt hiệu quả tốt nhất sử dụng dung dịch phân bón con cá Rapid Hydro để có vườn dâu thật đạt. + lưu ý khi bón cho cây bằng phân bón sạch Rapid Hydro thì các bạn pha loãng phân với nước với tỷ lệ 1 lít dung dịch phân bón hoà với 70 lít nước. Cách khoảng 10-15 ngày các bạn bón một lần như vậy sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
 
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Tây:
 
- Bà con nên vùi dễ cây trong đất phù hợp, không nên trông quá sâu, cũng k nên vùi nông quá. Đặt như hình minh hoạ - Trồng xong phủ rơm trên mặt để đỡ trái tránh côn trùng hại quả. - Các bạn nên trồng cây thành từng khoảng nhỏ để khi xuất hiện sâu hay bệnh cây dễ cách ly
 
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Dâu Tây:
 
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
 
- THƯỜNG XUYÊN THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC CÂY chú ý phòng sâu hại và bệnh cho cây khi thấy cây xuất hiện tượng lạ cần cách ly ngay với các cây khác. để tránh lây lan nguồn bệnh khi cây bị bệnh dùng các loại thuốc chuyên dùng để chữa bệnh và diệt sâu hại cho cây. + mùa ra quả của dâu tây vào khoảng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 3, các mùa còn lại cây phát triển bình thường nhưng không cho quả + cây dâu tây cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để phát triển tốt, câyưa nước, nhưng đất trồng lại cần thoát nước tốt để cây không bị ngộ độc chất dư thừa trong phân khi ta bón mà cây không dùng hết + Thi thoảng nên xới đất xung quanh gốc của cây, để giữ đất tơi xốp khi trồng bằng đất thường, tránh làm ảnh hưởng, tổn thương nhiều đến bộ rễ của cây bón phân thường xuyên cho cây ví cây dâu luôn cần lượng chất dinh dưỡng cao, - TƯỚI NƯỚC tốt nhất là tưới vào buổi sáng như đã nói ở bài đăng cách trồng cây dâu tây sử dụng nước sạch để tưới cho cây 150-200ml/ 1 cây. nếu sử dụng dung dịch thuỷ canh thì chỉ cần tưới lượng dung dịch thuỷ canh theo hướng dẫn - ÁNH SÁNG chú ý ánh nắng cho cây, nhưng không quá 12h/1 ngày không cho cây tiếp xúc ánh sáng điện cây phát triển mạnh mà không cho trái CHÚ Ý: khi cây thừa hoặc thiếu các chất sẽ có biểu hiện trên lá, cần chú ý theo dõi chăm sóc cây để phát hiện kịp thời và có hướng xử lý.
 
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
 
- NGẮT LÁ cây dâu tây thường xuyên thay đổi lá, lý tưởng cho cây dâu chỉ khoảng từ 4-6 lá, khi cây nhiều lá ta nên ngắt bớt lá già. khi lá cây có hiện tượng cháy lá do vận chuyển đường xa hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng ngoài việc bổ xung chất và nước cho cây ta cũng cần ngắt bỏ lá bị tổn thương để cây lên lá mới tiếp tục phát triển. cách ngắt: ngắt cách gốc khoảng 5cm để tránh hiện tượng nấm xâm nhập ngược vào gốc. gây thối rễ, hư búp non, có thể ảnh hưởng sự phất triển của cây nếu nặng dẫn đến chết cây. - TỈA BÔNG cây dâu tây tuỳ loại và tuỳ giống cây , chất dinh dưỡng và phụ thuộc chăm sóc có thể cho bông đơn hoặc bông chùm, khi cây có quá nhiều bông nên ngắt bớt để cây tập chung chất cho quả lý tưởng từ 3-4 bông, đầu tiên nên tỉa bớt các bông hỏng không đậu trái (do độ ẩm không khí quá cao, do côn trùng đốt bông gây thui bông hoặc do người chăm sóc tưới nước vào bông trong thời gian thụ phấn gây chột hoặc dị dạng quả). sau đó tỉa bớt các bông nhỏ hoặc dị dạng sao cho đạt mức cây có thể cung cấp đủ chất nuôi quả. - SAU KHI THU HOẠCH ngắt bông cách gốc 5cm như đối với lá, bón phân và tưới nước đầy đủ chờ ra đợt bông mới
 
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Dâu Tây:
 
Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li… Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ. Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai: 40-50m3; vôi: 1.500kg; hữu cơ vi sinh: 1.000-2.000 kg; Phân hóa học (lượng nguyên chất): 100kg N-120kg P2O5-120kg K2O; MgSO4: 40kg; Boric: 80kg. Lưu ý: Đổi lượng phân hóa học nguyên chất qua phân đơn tương đương. Ure: 217kg; super lân: 750 kg; KCl: 200kg. Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 20 kg ure, 20 kg kali. Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá. Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hoặc hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng, nên bổ sung phân qua lá, định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần. Bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.
 
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Dâu Tây:
 
1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy, luân canh cây trồng khác họ, chọn giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh. Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng 2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh 3. Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang 4. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau: + Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau + Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người + Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)
 
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
 
Dâu tây không chín thêm sau khi thu hoạch, do đó, để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hoạch dâu tây khi quả đã chín (trái đã chuyển sang màu đỏ đều). Phân loại và đóng gói dâu tây theo yêu cầu của khách hàng, tốt nhất đóng dâu trong các hộp đặc biệt, tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau. Trái dâu tây không bảo quản được lâu và chỉ nên bảo quản trong vài ngày, khi thu hoạch xong tốt nhất phải bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh. Trái dâu tây rất dễ bị giập nát khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh giập nát.
 
10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:
 
– Tưới 250ml nước vào buổi sáng và chiều tối – Vị trí thích hợp: Đặt chậu trong mát, dưới bóng râm, thích hợp nơi hành lang, lan can nhà… – Bón phân hữu cơ sinh học mỗi tuần, sau đợt thu trái. – KHÔNG tưới nước trực tiếp lên hoa. – KHÔNG để nắng chiếu trực tiếp vào cây.
 
 
 
Đỗ Thơm