I. Giống và thời vụ:
 
            1. 1. Lúa mùa sớm: Giống lúa theo khuyến cáo của ngành Nông Nghiệp nên dùng những giống lúa thuần, lúa chất lượng như: KD18; HT1, Bắc thơm số 7; TBR-225, BC15; …. Và các giống lúa lai:  Bio 404; GS9; TH3-3, …
 
             Thời vụ: Gieo mạ 5-15/6;  Cấy 15/6-30/7. Mạ ném, mạ sân tuổi mạ 7-10 ngày. Mạ dày xúc 12-15 ngày.
 
            1.2. Lúa mùa chính vụ: Giống lúa U17, Bao thai, nếp cái hoa vàng.
 
Thời vụ: U17 gieo mạ 1-10/6, cấy 25/6- 10/7, tuổi mạ 25-30 ngày. Nếp cái hoa vàng, bao thai gieo mạ 5/6-15/6. Cấy 5/7-20/7.
 
            II. Gieo mạ
 
            Mùa sớm: Lượng thóc giống: 0,7 – 1 kg/sào.   Cần được xử lý bằng thuốc hóa học hoặc dung dịch nước vôi trong 2-3%  trong 10-12 giờ hoặc nước nóng 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong 5-7 phút. Ngâm hạt giống no nước trong 48 giờ, ủ 35-45 giờ đem gieo.
 
            Mùa sớm trước khi cấy 2-3 ngày nên phun cho mạ 01 lần hỗn hợp thuốc trừ rầy nâu và các loại sâu đục thân, cuốn lá..      
 
            III. Chăm sóc lúa
 
            1. Làm đất: Cần vơ bỏ cỏ, rạ và cày ngay sau khi gặt, ngâm dầm ngập nước trước khi cấy 7-10 ngày cho ngấu đất hạn chế bệnh nghẹt rễ, vàng lá.
 
            2. Mật độ cấy: Mạ ném, mạ trên nền đất cứng: 25-35 khóm/m2 , 1-2 dảnh/khóm; mạ dược 30-40 khóm/m2, 2-3 dảnh/khóm.
 
            3. Phân bón và kỹ thuật bón phân.
 
            3.1 Lượng phân bón dùng cho 1 sào. Nếu vụ xuân chưa bón vôi và những chân ruộng trũng cần bón thêm vôi bột.
 
Lúa lai
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lúa thuần
 
a. Đối với  phân đơn
 
  Phân chuồng: 350-400 kg
 
Vôi: 15-20 kg
 
Đạm Ure: 6-8 kg
 
Lân: 20-22 kg         
 
Kaliclorua: 7-8 kg
 
a. Đối với  phân đơn
 
Phân chuồng: 350-400 kg
 
Vôi 15-20: kg
 
Đạm Ure 5-7 kg
 
Lân: 15-17 kg         
 
Kaliclorua: 6-7 kg
 
b. Đối với  phân tổng hợp NPK
 
 Phân chuồng: 350- 400 kg
 
  Vôi: 15-20 kg
 
  NPK (5-10-3): 20 - 25kg
 
  NPK (12-5-10): 17 -20 kg
 
Kali: 3 - 4 kg
 
b. Đối với  phân tổng hợp NPK
 
Phân chuồng 350- 400 kg
 
  Vôi: 15-20 kg
 
   NPK (5-10-3): 20-22 kg
 
   NPK (12-5-10): 15-18 kg
 
Kali: 2-3 kg
 
3.2 Cách bón cho lúa: 
 
a. Cách bón phân đơn
 
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân hoặc phân vi sinh, vôi, đạm 30%, kali 20% (Bón vôi trước khi cấy 7-10 ngày, không bón vôi cùng lúc với bất kỳ phân bón nào).
 
- Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ hồi xanh, lúa mùa sớm sau cấy 7-10 ngày:  Đạm 50% , Kali 30%
 
- Bón thúc lần 2 (thúc đón đòng thời kỳ đứng cái, đòng cứt gián trước trổ bông 30 ngày): 20% đạm, 50%Kali. Nhìn màu sắc bộ lá đòng giai đoạn này để quyết định lượng đạm bón.
 
b. Bón phân tổng hợp NPK
 
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi và NPK (5-10-3). (Bón vôi trước 7-10 ngày, không bón vôi cùng lúc với bất kỳ phân bón nào)
 
- Bón thúc lần 1 khi cây lúa bén rễ, hồi xanh:  NPK (12.5.10) 10-15 kg
 
- Bón thúc lần 2 (thúc đón đòng khi cây lúa đứng cái): 5- 7 kg NPK (12.5.10), kali từ 2-3 kg với lúa thuần và 3-4 kg đối với lúa lai.
 
4. Chế độ nước
 
            Giai đoạn đẻ nhánh nên duy trì mức nước 2-3 cm. Khi cây lúa đẻ gần đủ số nhánh hữu hiệu tiến hành hãm đẻ nhánh bằng cách tháo cạn nước (đối với ruộng có thể tháo nước được), phơi ruộng rạn chân chim khoảng 7 – 10 ngày, hoặc cho nước vào ruộng ngập 10-15cm (đối với ruộng không tháo được nước), ngâm trong khoảng 7-10 ngày. Sau đó duy trì mức nước ở ruộng từ 3-5 cm đến khi lúa đỏ đuôi tháo cạn nước để tiện thu hoạch.
 
VI. Phòng trừ sâu, bệnh
 
            Trừ cỏ: Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm, hậu nảy mầm sớm: Phun sau cấy 5-7 ngày. Phun đúng liều lượng, hướng dẫn
 
            * Sâu hại:  Ốc bươu vàng cần phun ngay sau khi cấy, 7-10 ngày sau kiểm tra lại nếu có nhiều cần phun lại lần 2.
 
- Sâu cuốn lá: Tasieu 10WG, Bemab 5WG, Comdagold 5WG, …
 
- Sâu đục thân: Dùng thuốc Tasodant, Virtako, Apphe, …
 
- Rầy nâu: Dùng thuốc Oshin 20WP; Elsin 20L; Penalty gold 40EC,…
 
* Bệnh hại:  Khô vằn: Dùng thuốc Cacbenzim 50WP; Valiacin 5SL, Anvil 5SC, …
 
- Bạc lá lúa, đốm sọc vi khuẩn: Dùng thuốc: Staner 200WP, Xanthomic 20WP,…
 
- Đen lép hạt: Tilt Super 300EC; Nativo 75WG; Anvil 5SL, …
 
V. Thu Hoạch
 
            Vụ mùa tốt nhất khi hạt lúa trên bông chín >90% tiến hành thu hoạch. Thu hoạch xong tuốt ngay, cần phơi hoặc rải mỏng tránh chất đống ảnh hưởng tới chất lượng gạo.                        
 
Hồng Quân
 
(Tổng hợp theo tài liệu của Trạm Khuyến nông huyện Hiệp Hòa)