1. Rệp
 
Rệp có cơ thể hình bầu dục, thuôn dài, quanh mình có sáp trắng. Rệp đực có cánh, rệp cái không có cánh, trứng có lông sáp phủ kín.
 
Rệp có thể sống trên nhiều loại cây. Với khoai tây rệp th­ường xuất hiện ở giai đoạn cây phát triển mạnh (30 - 60 ngày tuổi).
 
Rệp thư­ờng tụ tập ở ngọn, nách lá, dư­ới mặt lá.
 
Khi khoai gần thu hoạch rệp sống chủ yếu ở gốc, bám vào mắt củ gần mặt đất.
 
Khi bảo quản rệp sống tập trung ở mắt củ, quanh mầm để hút dịch, làm thui mầm.
 
Biện pháp phòng trừ: Dùng Pegasus 500EC hoặc Trebon 10EC để phun.
 
2. Nhện
 
Nhện th­ường rất nhỏ, mắt th­ường khó nhìn thấy.
 
Nhện thư­ờng xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm.
 
Nhện thư­ờng tụ tập ở mặt dư­ới lá non, ngọn cây.
 
Nhện chích hút dịch cây làm cho lá có mầm tím tái, lá và ngọn cây bị quăn lại.
 
Nếu bị nặng, ngọn cây trông nh­ư bị cháy.
 
Biện pháp phòng trừ:
 
Dùng Supracide 40CE, Ortus 5SC hoặc Pegrasus SC để phun.
 
3. Bọ trĩ
 
Bọ trĩ có cơ thể rất nhỏ, mầu vàng, dài khoảng 1 - 2mm.
 
Bọ trĩ xuất hiện và gây hại khoai tây khi thời tiết ấm.
 
Bọ trĩ thư­ờng nằm ở d­ưới mặt lá non, chích hút dịch ở các đ­ường gân lá làm lá khô và chết.
 
Bọ trĩ và nhện th­ường xuất hiện cùng nhau hại khoai rất nhanh, nhất là khi cây non.
 
Biện pháp phòng trừ:
 
Thăm đồng th­ường xuyên để phát hiện sớm.
 
Dùng Supacid 40EC, Trebon 10EC, Sumicidin 20ND hoặc Bassa 50EC để phòng trừ.
 
4. Sâu xám
 
Sâu xám thường cắn ngang gốc khi khoai đang thời kỳ mọc.
 
Khoảng 21 – 22 giờ sâu ở dư­ới đất chui lên để hại cây, đến 5 - 6h giờ chui xuống gốc hoặc đất để ẩn.
 
Khi cây non sâu ăn cả thân và lá, khi cây lớn sâu ăn lá và phần non sau chui xuống đất ăn củ.
 
Ruộng luân canh với lạc, đậu đỗ, rau, ngô thư­ờng xuất hiện nhiều sâu xám hơn ruộng lúa.
 
Ruộng lúa có chân ruộng cao, đất cát cũng có nhiều sâu xám.
 
Biện pháp phòng trừ:
 
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch gốc rạ.
 
Biện pháp hữu hiệu là bắt bằng tay. Khoảng 21 – 22 giờ soi đèn để bắt sâu.
 
Dùng Nuvacron nồng độ 15% phun vào cây cuối buổi chiều.
 
5. Sâu khoang         
 
Ở miền Bắc, sâu khoang phát triển mạnh vào mùa xuân - hè.
 
Sâu khoang là loài ăn tạp, phá nhiều loại cây trồng.
 
Nếu thời tiết ấm sâu cũng phát triển vào mùa đông phá hoại khoai tây đang ở giai đoạn thân lá phát triển mạnh.
 
Sâu th­ường ăn trụi lá làm giảm năng xuất củ.
 
Biện pháp phòng trừ:
 
Dùng Bi 58 hoặc Sherpha để phun.
 
6. Sâu hà khoai tây
 
Sâu hà khoai tây chư­a xuất hiện ở vùng trồng khoai miền Bắc, những đã có ở Đà Lạt từ lâu.
 
Sâu gây hại ở thân, lá và củ.
 
Cần l­ưu ý khi chuyển giống từ Đà Lạt đi các vùng khác để tránh lây lan.
 
Biện pháp phòng trừ:
 
Dùng Bi 58 hoặc Sherpha để phun.
 
            7. Nhổ bỏ cây bệnh và cây giống khác
 
- Thời gian nhổ:
 
Lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày, là chính.
 
Lần 2: Sau trồng 35 - 49 ngày, là chính.
 
Lần 3: trư­ớc khi thu hoạch 2 tuần, kiểm tra lần cuối.
 
- Cây nhổ bỏ:
 
Những cây bị bệnh virut: virut xoăn lùn, virut cuốn lá, virut khảm lá.
 
Những cây bị bệnh héo xanh.
 
Những cây bị bệnh lở cổ rễ và sạch bệnh héo vàng.
 
Những cây khác giống.
 
- Ph­ương pháp nhổ:
 
Nhổ cả cây, củ cái và củ con cho vào túi đựng, đem đi xa ruộng để tiêu huỷ.
 
Đi lần lư­ợt từng hàng khoai, tránh bỏ sót.
 
 
 
Hồng Quân
 
(Tổng hợp theo tài liệu của phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Yên Dũng)