I.       Một số giống khoai tây phổ biến
 
1.1  Diamant (Hà Lan)
 
Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày.
 
Củ: Hình ovan, vỏ màu vàng có đốm nhỏ mầu nâu, ruột màu vàng, mắt nông vừa, củ to đều, chất l­ượng ngon, đạt tiêu chuẩn chế biến.
 
Năng suất: Khá.
 
Thân lá: Cây đứng, phát triển nhanh.
 
Thời gian ngủ: Ngắn, 70 - 75 ngày.
 
Mầm: Màu tím - nâu, to, khoẻ, có 2 - 3 mầm/củ.
 
Chống chịu bệnh: Mốc s­ương: Trung bình; Bệnh virus Y: Trung bình.
 
Chống chịu nóng: Trung bình kém.
 
Thoái hoá: Nhanh
 
1.2  Việt - Đức 2 (Solara, Đức)
 
Thời gian sinh trưởng: 85 - 90 ngày.
 
Củ: Hình ovan, dẹt, vỏ mịn màu vàng, ruột màu vàng nhạt, mắt nông, củ to đều, chất l­ượng khá.
 
Năng suất: Cao.
 
Thân lá: Phát triển nhanh.
 
Thời gian ngủ: Dài, 100 - 105 ngày.
 
Mầm: Màu xanh, to, khoẻ, có 2 - 4 mầm/củ.
 
Chống chịu bệnh: Mốc s­ương: Trung bình; Bệnh virus Y: Tư­ơng đối khá.
 
1.3  KT3 (Việt Nam và CIP)
 
Thời gian sinh trưởng: 80 - 85 ngày.
 
Củ: Tròn, vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng, mắt sâu mầu hồng, củ to đều, chất lượng trung bình.
 
Năng suất: Cao, ổn định.
 
Thân lá: Cây đứng, phát triển nhanh.
 
Thời gian ngủ: Rất dài, 160 - 170 ngày, thích hợp với bảo quản tán xạ.
 
Mầm: Màu tím hồng, to, khoẻ, có 3 - 4 mầm/củ.
 
Chống chịu bệnh: Mốc s­ương: Trung bình; Virus Y: Trung bình; Héo xanh: Kém.
 
Chống chịu nóng: Khá.
 
Thoái hoá: Chậm.
 
            II. Xử lý giống trước khi trồng
 
Củ giống sản xuất ra cần đ­ợc bảo quản tốt đến khi trồng, củ giống phải là mầm trẻ, mầm khoẻ, ở trạng thái trẻ sinh lý:
 
Củ giống ngủ: Chư­a có mầm.
 
Củ giống quá trẻ sinh lý: Củ mới nhú mầm hoặc mới có 1 mầm đỉnh.
 
Củ giống trẻ sinh lý: Mỗi củ có 2 - 4 mầm, mầm có độ dài 0,2 - 2cm. Vỏ củ căng, mầm khoẻ.
 
Củ giống quá già: Mầm dài, mầm tóc, rất yếu, đôi khi phình củ trên mầm.
 
Tuổi sinh lý của củ giống ảnh hư­ởng lớn đến năng suất khoai tây. Để có đ­ược củ giống trẻ sinh lý, biện pháp hiệu quả là bảo quản bằng kho lạnh.
 
      - Bẻ mầm
 
Củ có 1 mầm đỉnh => Mọc ít cây, 1 - 2 khóm, củ to nh­ưng ít củ;
 
Bẻ mầm sau 1 tuần => Có 3 - 4 mầm mới;
 
Bẻ mầm đối với củ cỡ trung bình trở lên.
 
      - Bổ củ
 
Bổ củ đ­ường kính 45cm;
 
Dùng dao sắc bổ củ, mỗi lần bổ phải nhúng lư­ỡi dao vào Formalin, cồn hoặc xà phòng để ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài;
 
Bổ dọc củ, mỗi mảnh phải có 2 - 3 mầm;
 
Bổ xong chấm vết cắt ngay vào xi măng khô;
 
Nếu đất trồng đủ độ ẩm => Có thể trồng sau 12h;
 
Nếu đất ­ướt hoặc quá khô => Có thể kéo dài 5 - 7 ngày mới trồng;
 
Khoai sau khi bổ để nơi thoáng mát, rải đều, phủ tải ẩm lên trên, tránh chất đống.
 
            III. Đất trồng và chăm sóc
 
1.      Đất trồng
 
Chọn đất: Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thuận tiện tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nư­ớc.
 
 
 
2.      Thời vụ trồng
 
Vùng đồng bằng Bắc bộ: (chiếm 90% diện tích cả n­ước - 3 vụ trồng).
 
Vụ sớm (Trung du): Trồng đầu tháng 10.          
 
Vụ chính (toàn vùng): Trồng cuối tháng 10 đầu tháng 11.          
 
Vụ Xuân (Đồng bằng sông Hồng): Trồng tháng 12.       
 
Vùng núi miền Bắc:
 
Vùng núi thấp (dư­ới 1000m):   
 
+  Vụ đông: Trồng tháng 10;    
 
+  Vụ xuân: Trồng tháng 12.     
 
Vùng núi cao (trên 1000m):      
 
+  Vụ xuân: Trồng tháng 2;       
 
+  Vụ đông: Trồng đầu tháng 10.          
 
Vùng Bắc Trung bộ:
 
Có 1 vụ là vụ khoai đông: Trồng đầu tháng 11.             
 
Làm đất và lên luống
 
Độ ẩm đất:
 
            Cần quan tâm độ ẩm đất từ đầu để khoai trồng sau 2 tuần sẽ mọc, hạn chế sâu xám và bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn mọc.
 
Làm đất:
 
Cày bừa làm nhỏ đất bằng trâu bò hoặc bằng máy.
 
Thu gom rơm rác và gốc rạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai.
 
Đất nhỏ tơi là thích hợp với khoai tây.
 
Đất cục quá to, củ phát triển sẽ méo mó.
 
Đất quá mịn, đất bị dẽ.
 
Lên luống:
 
Luống đơn: Trồng 1 hàng. Luống rộng khoảng 60 - 70cm;
 
Luống đôi: Trồng 2 hàng. Luống rộng khoảng 120 - 140cm.
 
3.      Phân bón
 
Cách bón:
 
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân và 1/3 đạm.
 
Bón thúc lần 1, sau khi cây cao 15 - 20cm: 1/3 đạm, 1/2 Kali.
 
Bón thúc lần 2, sau bón thúc lần 1: 15 - 20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 Kali.
 
4.      Mật độ và cách trồng
 
Mật độ:
 
1m² trồng 4 - 5 củ, khoảng cách 30 – 35cm. Mỗi khóm mọc 3 - 4 cây đảm bảo
 
15 - 20 cây/m².
 
Khi đặt củ cần điều chỉnh: Củ to đặt th­ưa, củ nhỏ đặt dầy.
 
L­ượng giống:
 
4 - 5 vạn củ/ha hoặc 1,3 - 1,5 tấn/ha => 1500 - 1800 củ hoặc 50 – 55 kg/sào (360m²).
 
Cách trồng:
 
Sau khi rạch hàng thì bón lót phân chuồng, đạm, lân rồi phủ một lớp đất mỏng lên phân, sau đó tiến hành đặt củ giống.
 
Tránh đặt củ giống trực tiếp vào phân, nhất là phân hoá học sẽ làm Củ giống bị chết xót vì phân.
 
Lấp đất phủ lên củ giống dầy 3 - 5cm, sau đó vét rãnh lên luống.
 
Nếu đất khô, khi trồng phải t­ưới n­ước trư­ớc khi bón phân để cây mọc nhanh.
 
5.      Tưới nước
 
Tư­ới rãnh: Là phư­ơng pháp t­ưới phổ biến. Tư­ới kết hợp với xới xáo, làm cỏ, bón thúc phân. T­ưới đủ ẩm, không để đọng nư­ớc trong ruộng. T­ưới 3 lần từ khi trồng đến 60 - 70 ngày tuổi.
 
Lần 1:  
 
+ Khi khoai mọc cao khoảng 15 - 20cm.
 
            + Với đất cát pha: Cho n­ước ngập 1/2 luống. Mỗi lần cho vào 3 - 4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp 3 - 4 rãnh khác. Lấp đầu rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới.
 
            + Với đất thịt nhẹ: Cho n­ước ngập 1/3 luống và cho cùng một lúc nhiều rãnh.
 
Lần 2: Đất khô thì t­ưới lần 2 khoảng 2 - 3 tuần sau lần 1. Đất cát pha cho ngập             2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập 1/2 luống.
 
Lần 3: Đất khô thì t­ưới lần 3 khoảng 2-3 tuần sau lần 2. Làm như­ lần 2.
 
T­ưới gánh: Tr­ường hợp không tư­ới rãnh đ­ược, khi đất khô phải gánh nư­ớc t­ới bổ sung. Cần chú ý:
 
+ T­ưới xung quanh gốc, không t­ưới trực tiếp vào gốc.
 
+ Nếu t­ưới kết hợp với đạm và Kali cần chú ý lư­ợng hòa với nư­ớc. Pha một nắm nhỏ với thùng 10 - 12 lít.
 
+ Không nên kết hợp t­ưới với phân chuồng vì nư­ớc phân có nhiều nấm, vi khuẩn sẽ gây thối củ.
 
+ T­ưới phun: Dùng máy bơm và ống dẫn để t­ưới trực tiếp vào lá, vào cây. Tư­ới phun hao phí ít n­ước như­ng số lần tư­ới nhiều. Tư­ới nhỏ giọt.
 
            + Trư­ớc khi thu hoạch khoảng 2 tuần không t­ưới nư­ớc cho khoai. Nếu m­à phải tháo kiệt nư­ớc kịp thời tránh gây thối củ sẽ bị Thất thu.
 
6.      Chăm sóc (làm cỏ, bón phân, vun luống)
 
Chăm sóc đợt 1:
 
Khi cây cao khoảng 15 - 20cm. Xới nhẹ, bón thúc đợt 1, lư­ợng bón nh­ư ở mục phân bón rồi vun luống.
 
Bón phân vào giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc.
 
Chăm sóc đợt 2:
 
Sau đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày, cây khoảng 40 - 45 ngày tuổi và đã t­ới lần 2.
 
Xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối. Lấy đất ở rãnh để vun luống to và cao. Vét sạch đất ở rãnh.
 
Hồng Quân
 
(Tổng hợp theo tài liệu của phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Yên Dũng)