Trời âm u thiếu nắng đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển trên các giống như BC15, Q5, TBR225. Chính vì vậy bà con chúng ta cần phải lưu ý phòng trừ kịp thời khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện nếu không bệnh sẽ lây lan nhanh gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất lúa sau này đặc biệt bệnh đạo ông cổ bông.

 1. Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển của nấm gây bệnh:

Do nấm Pyricularia oryzae gây ra, bệnh phát sinh gây hại mạnh ở vụ xuân khi nhiệt độ từ 20 -25 0c, ẩm độ cao, ban đêm có sương mù hoặc mưa phùn liên tục trong nhiều ngày, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao. Bệnh hại nặng trên những ruộng trồng giống nhiễm hoặc bón thừa đạm lá có màu xanh đen.

2. Triệu chứng của bệnh đạo ôn trên lá và trên cổ bông, cổ gié.

- Trên lá: viết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ viết dầu, sau chuyển sang màu xám nhạt. Sau đó viết bệnh phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào phản ứng của cây; trên các giống lúa mẫn cảm các viết bệnh có triệu chứng điển hình như viết bệnh to, hình thoi, màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng  nhạt, phần giữ viết bệnh có màu nâu xám. Trên các giống chống chịu, vết bệnh là những chấm nhỏ hình không đặc trưng như các giống lúa lai còn các giống có phản ứng trung gian viết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu.

- Trên cổ bông, cổ gié và trên hạt: trên bông lúa thì bệnh xâm nhấp vào vị rí khác nhau, các vị trí đều có thể bị bệnh. Vết bệnh màu nâu xám hơi teo thắt lại, nếu viết bệnh xâm nhập vào cổ bông sớm thì gây ra bông bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gẫy cổ bông. Viết bệnh ở hạt không định hình màu xám hoặc nâu đen. Trên hạt giống có nguồn bệnh có thể lan từ vụ này sang vụ khác.

- Trên đốt thân: nếu các đốt thân gần gốc bị bệnh làm cho cây lúa bị mục ra rất dễ đổ.

3. Biện pháp phòng trừ

- Chọn những giống kháng bệnh đạo ôn như: vụ xuân chú trọng sử dụng những giống lúa lai, lúa thuần nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn (chú ý: những chân chua trũng dầy màu giữ phân bón tốt thừa đạm không nên cấy giống lúa thuần nhiễm đạo ôn như: BC15, TBR1, Nếp cao cây, BT7 mà chú trọng đưa lúa lai xuống vùng này là tốt nhất mà nên đưa những giống nhiễm này nên chân vàn đến vàn cao vùng thâm canh và thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh sớm phun phòng trừ bệnh sớm, kịp thời).

- Vệ sinh đồng ruồng sau thu hoạch nếu ruộng bị đạo ôn thì phải dọn sạch nguồn bệnh để tránh tình trạng đây là nguồn bệnh cho vụ tiếp theo.

- Bón phân cân đối đạm, lân, kaly; đối với những giống nhiễm đạo ôn như BC15, TBR1, Nếp cao cây BT7, T10 đã cấy xuống chân đất dầy màu trũng thì tập trung bón kali sớm ngay từ khi bón thúc với tỷ lệ 1 đạm, 1 kali không bón lai rai (có thể bón kali nhiều hơn đạm thì càng tốt; nếu bón bằng phân tổng hợp NPK cả lót và thúc thì tốt nhất lúc bón thúc nên kết hợp với 2 – 3 kg kali/ sào bắc bộ).

- Khi bệnh đã phát triển trên đồng ruộng thì tuyệt đối không bón thêm đạm urê hoặc phun bất kỳ loại phân qua lá, chất kích thích sinh trưởng. Chỉ sử dụng khi đã khỏi bệnh thì mới chăm sóc cây cho phục hồi.

- Bệnh thường phát triển mạnh vào cuối tháng 3 khi nhiệt độ 20 – 25 0c, ẩm độ cao, mưa phùn, sương mù. Vậy nếu bà con thấy thời tiết thuận lợi như trên thì phải thường xuyên thăm đồng nhất là đối với giống nhiễm, chân đất bón thừa đạm kiểm tra phát hiện bệnh khi thấy bệnh xuất hiện phun một số loại thuốc sau để trừ bệnh: Filia 525SE, Beam 75 WP, Kasai 21,2 WP ... cách pha theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

 Nếu trường hợp bệnh nặng thì tăng lượng nước thuốc phun cho 1 sào, sao cho khi phun thuốc được trải đều trên lá cây bệnh. Nếu bệnh nặng lúa đã bị lụi đi từng đám thì nhanh chóng vơ hết lá bị bệnh gom đốt, dùng vôi bột rắc xuống ổ bệnh tránh nguồn lây lan từ nơi này sang nơi khác, từ ruộng này sang ruộng khác rồi sử dụng những thuốc đặc hiệu đã nêu ở trên phun ướt đều cây bệnh lúc này phải phun kép lần 1 cách lần 2 từ  3 – 4 ngày nếu thấy bệnh chưa ngừng hẳn thì phun lần 3. Khi thấy bệnh ngừng không phát triển thì mới sử dụng các biện pháp tác động giúp cây phát triển như phân bón gốc và qua lá, các chất kích thích sinh trưởng để tạo điều kiện cho cây phát triển.

Bài: Mạnh Hùng

Theo http://khuyennongbacgiang.com/

   Trời âm u thiếu nắng đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển trên các giống như BC15, Q5, TBR225. Chính vì vậy bà con chúng ta cần phải lưu ý phòng trừ kịp thời khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện nếu không bệnh sẽ lây lan nhanh gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất lúa sau này đặc biệt bệnh đạo ông cổ bông.

 1. Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển của nấm gây bệnh:

Do nấm Pyricularia oryzae gây ra, bệnh phát sinh gây hại mạnh ở vụ xuân khi nhiệt độ từ 20 -25 0c, ẩm độ cao, ban đêm có sương mù hoặc mưa phùn liên tục trong nhiều ngày, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao. Bệnh hại nặng trên những ruộng trồng giống nhiễm hoặc bón thừa đạm lá có màu xanh đen.

2. Triệu chứng của bệnh đạo ôn trên lá và trên cổ bông, cổ gié.

- Trên lá: viết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ viết dầu, sau chuyển sang màu xám nhạt. Sau đó viết bệnh phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào phản ứng của cây; trên các giống lúa mẫn cảm các viết bệnh có triệu chứng điển hình như viết bệnh to, hình thoi, màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng  nhạt, phần giữ viết bệnh có màu nâu xám. Trên các giống chống chịu, vết bệnh là những chấm nhỏ hình không đặc trưng như các giống lúa lai còn các giống có phản ứng trung gian viết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu.

- Trên cổ bông, cổ gié và trên hạt: trên bông lúa thì bệnh xâm nhấp vào vị rí khác nhau, các vị trí đều có thể bị bệnh. Vết bệnh màu nâu xám hơi teo thắt lại, nếu viết bệnh xâm nhập vào cổ bông sớm thì gây ra bông bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gẫy cổ bông. Viết bệnh ở hạt không định hình màu xám hoặc nâu đen. Trên hạt giống có nguồn bệnh có thể lan từ vụ này sang vụ khác.

- Trên đốt thân: nếu các đốt thân gần gốc bị bệnh làm cho cây lúa bị mục ra rất dễ đổ.

3. Biện pháp phòng trừ

- Chọn những giống kháng bệnh đạo ôn như: vụ xuân chú trọng sử dụng những giống lúa lai, lúa thuần nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn (chú ý: những chân chua trũng dầy màu giữ phân bón tốt thừa đạm không nên cấy giống lúa thuần nhiễm đạo ôn như: BC15, TBR1, Nếp cao cây, BT7 mà chú trọng đưa lúa lai xuống vùng này là tốt nhất mà nên đưa những giống nhiễm này nên chân vàn đến vàn cao vùng thâm canh và thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh sớm phun phòng trừ bệnh sớm, kịp thời).

- Vệ sinh đồng ruồng sau thu hoạch nếu ruộng bị đạo ôn thì phải dọn sạch nguồn bệnh để tránh tình trạng đây là nguồn bệnh cho vụ tiếp theo.

- Bón phân cân đối đạm, lân, kaly; đối với những giống nhiễm đạo ôn như BC15, TBR1, Nếp cao cây BT7, T10 đã cấy xuống chân đất dầy màu trũng thì tập trung bón kali sớm ngay từ khi bón thúc với tỷ lệ 1 đạm, 1 kali không bón lai rai (có thể bón kali nhiều hơn đạm thì càng tốt; nếu bón bằng phân tổng hợp NPK cả lót và thúc thì tốt nhất lúc bón thúc nên kết hợp với 2 – 3 kg kali/ sào bắc bộ).

- Khi bệnh đã phát triển trên đồng ruộng thì tuyệt đối không bón thêm đạm urê hoặc phun bất kỳ loại phân qua lá, chất kích thích sinh trưởng. Chỉ sử dụng khi đã khỏi bệnh thì mới chăm sóc cây cho phục hồi.

- Bệnh thường phát triển mạnh vào cuối tháng 3 khi nhiệt độ 20 – 25 0c, ẩm độ cao, mưa phùn, sương mù. Vậy nếu bà con thấy thời tiết thuận lợi như trên thì phải thường xuyên thăm đồng nhất là đối với giống nhiễm, chân đất bón thừa đạm kiểm tra phát hiện bệnh khi thấy bệnh xuất hiện phun một số loại thuốc sau để trừ bệnh: Filia 525SE, Beam 75 WP, Kasai 21,2 WP ... cách pha theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

 Nếu trường hợp bệnh nặng thì tăng lượng nước thuốc phun cho 1 sào, sao cho khi phun thuốc được trải đều trên lá cây bệnh. Nếu bệnh nặng lúa đã bị lụi đi từng đám thì nhanh chóng vơ hết lá bị bệnh gom đốt, dùng vôi bột rắc xuống ổ bệnh tránh nguồn lây lan từ nơi này sang nơi khác, từ ruộng này sang ruộng khác rồi sử dụng những thuốc đặc hiệu đã nêu ở trên phun ướt đều cây bệnh lúc này phải phun kép lần 1 cách lần 2 từ  3 – 4 ngày nếu thấy bệnh chưa ngừng hẳn thì phun lần 3. Khi thấy bệnh ngừng không phát triển thì mới sử dụng các biện pháp tác động giúp cây phát triển như phân bón gốc và qua lá, các chất kích thích sinh trưởng để tạo điều kiện cho cây phát triển.

Bài: Mạnh Hùng