Giống PH8 được chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống chè TRI 777 và Kim Tuyên từ năm 1998 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Giống PH8 đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn họp ngày 12/1/2009 đề nghị công nhận giống tạm thời và cho phép sản xuất thử tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang và Sơn La.

4. Kỹ thuật chăm sóc

4.1. Giặm cây con

- Nương chè phải được giặm cây con ngay từ năm đầu sau trồng vào những chỗ mất khoảng. Bầu cây con đem giặm có cùng tuổi cây trồng trên nương, đã được dự phòng 10%.

- Bón thêm mỗi cây 1,0 kg phân chuồng tốt trước trồng giặm.

- Trồng giặm cây vào ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc sau mưa to.

- Giặm chè cần được tiến hành liên tục trong thời kỳ nương chè kiến thiết cơ bản (2-3 năm), đảm bảo nương chè đông đặc, đồng đều. Trồng giặm tốt nhất vào thời vụ xuân sớm (tháng 2-3), mưa nhỏ, đất vừa ẩm.

- Đối với nương chè tuổi lớn mất khoảng tiến hành trồng giặm cây con 14-16 tháng tuổi, chiều cao 35- 40cm sau khi bấm ngọn. Kích thước bầu lớn 25x12cm, bầu đất được đóng với tỷ lệ 3 phần đất + 1 phần phân hữu cơ hoai mục đã được ủ với phân lân.

4.2. Bón phân

4.2.1. Bón lót trước khi trồng

          Bón lót trước khi trồng 10-15 tấn phân hữu cơ và 800 kg supelân, trộn phân đều vào rãnh, khi cây chè vào tuổi 2 bón tiếp 10-15 tấn phân chuồng.

4.2.2. Bón phân cho 1ha chè kiến thiết cơ bản (2-3 năm sau trồng) theo bảng sau

Loại chè

Loại phân

Lượng phân (kg)

Số lần bón

Thời gian bón (vào tháng)

Phương pháp bón

1

2

3

4

5

6

Chè tuổi 1

N

40

2

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 15-30cm, lấp kín

P2O5

30

1

2-3

K2O

30

1

2-3

Hữu cơ

10.000- 15.000

1

8-9

Bón vào rạch chè, lấp đất kín

Chè tuổi 2

N

60

2

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 15-30cm, lấp kín

P2O5

30

1

2-3

K2O

40

1

2-3

Đốn tạo tán lần 1 (2 tuổi)

Hữu cơ

10.000- 15.000

1

10-11

Trộn đều, bón rạch sâu 15-20cm, cách gốc 30-40cm, lấp kín

P2O5

100

1

10- 11

Chè tuổi 3

N

80

2

2-3 và 6-7

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 30-40cm, lấp kín

P2O5

40

1

2-3

K2O

60

2

2-3 và 6-7

 

 

4.2.3 Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh theo bảng sau

Loại chè

Loại phân

Lượng phân (kg)

Số lần bón

Thời gian bón (vào tháng)

Phương pháp bón

1

2

3

4

5

6

Các loại hình kinh doanh 3 năm một lần

Hữu cơ

25.000-30.000

1

12-1

Bón vào rạch chè, lấp đất kín

P2O5

100

1

12-1

Năng suất búp dưới 60 tạ/ha

N

100-120

3-4

2 ; 4 ; 6 ; 8

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 15-30cm, lấp kín

P2O5

40-60

1

2

K2O

60-80

2

2 ; 4 ; 6 ; 8

Năng suất búp từ 60-80 tạ/ha

N

150-180

3-4

2 ; 4 ; 6 ; 8

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 15-30cm, lấp kín

P2O5

60-100

2

2 ;  8

K2O

60-100

4

2 ; 4 ; 6 ; 8

Năng suất búp từ 80-120 tạ/ha

N

180-300

3-5

2 ; 4 ; 6 ; 8

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 15-30cm, lấp kín

P2O5

100-160

1

2 ;  8

K2O

120-200

2-3

2 ; 4 ; 6 ; 8

Năng suất búp từ 120 tạ/ha

N

300-600

3-5

2 ; 4 ; 6 ; 8

Trộn đều, bón sâu 6-8cm, cách gốc 15-30cm, lấp kín

P2O5

160-200

1

2 ;  8

K2O

200-300

2-3

2 ; 4 ; 6 ; 8

 

4. Phòng trừ cỏ dại

4.1. Đối với chè kiến thiết cơ bản

- Xới cỏ, đảm bảo cỏ sạch quanh năm trên hàng chè.

- Riêng chè 1 tuổi cần nhổ cỏ tay ở gốc chè để bảo vệ được cây chè. Giữa hàng trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ, hoặc bừa xới sạch cỏ.

- Vụ Xuân (tháng 1 – 2) và vụ Thu (tháng 8 – 9) xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ.

- Trong năm xới gốc 2-3 lần, rộng 30 – 40 cm về hai bên hàng chè.

4.2. Đối với chè kinh doanh

- Vụ Đông Xuân: Xới sạch cỏ dại, cây giữa hàng hoặc phay sâu 10cm, lấp phân và cành lá già sau khi đốn, nếu hạn không cày được thì xới sạch toàn bộ.

- Vụ Hè Thu: Đào gốc cây dại, phát luổng hoặc xới cỏ gốc giữa hàng, bừa 3-4 lần hoặc phay sâu 5cm.

- Đồi chè được tủ cỏ, rác kín đất trong vụ Đông Xuân thì bớt các khâu làm cỏ trong vụ Hè Thu. Khi tủ cần tủ lượng dầy 10cm bằng các chất liệu xác thực vật không có khả năng tái sinh.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Phòng trừ sâu bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường.

- Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng từ cụ thể:

* Biện pháp canh tác: cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại trừ bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

*Biện pháp sinh học, sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái trên nương chè.

* Biện pháp hoá học:

- Không phun theo định kỳ.

- Thực hiện biện pháp phòng chống sâu bệnh hại theo phương pháp điều tra, chỉ thực hiện phun thuốc khi mật độ sâu hại phát sinh gây hại vượt ngưỡng:

+Mật độ Rầy xanh vượt 5 con/khay tỷ lệ rầy non trên 20% số cá thể;

+Mật độ Nhện đỏ trên 5 con/lá;

+Mật độ Bọ trĩ trên 2 con/búp;

+Tỷ lệ búp bị Bọ xít muỗi hại trên 12% (triệu chứng mới bị hại).

- Lượng dung dịch  thuốc bảo vệ thực vật cần phun 1 lần cho 1ha tuỳ thuộc vào diện tích tán chè và năng suất nương chè, nương chè có:

+ Năng suất trên 9-15 tấn cần phun 600 - 900 lít/ha;

+ Năng suất 5-9 tấn: 400- 600 phun lít/ha;

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái búp chè.

6. Đốn chè

6.1. Đốn tạo hình

- Lần 1: Đốn thân chính cách mặt đất 20- 25 cm, cành bên 35 cm-40 cm.

- Lần 2: Đốn nâng độ cao so vết đốn cũ của thân chính lên 10-20 cm  tuỳ theo giống có thân bụi hay thân gỗ. Đốn mặt tán bằng.

6.2. Đốn phớt

- Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so vết đốn cũ.

- Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương.

Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

6.3. Đốn lửng

Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 – 65cm; hoặc chè năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 70 – 75 cm.

6.4. Đốn đau

Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45cm.

6.5. Đốn trẻ lại

Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25cm.

6.6. Thời vụ đốn

- Từ tháng 12 đến hết tháng 1.

- Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.

- Đốn đau trước, đốn phớt sau.

- Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau.

Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè và thu hoạch chè vụ đông có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4 - 5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.

6.8. Cách đốn và dụng cụ đốn

- Đốn tạo tán có mặt nghiêng theo sườn dốc, không làm dập cành, sây sát vỏ.

- Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa.

- Đối với các giống chè có phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động. Có thể dùng máy đốn chè Nhật Bản E7B-750 để đốn chè hay dùng máy cắt cỏ cải tiến.

7. Tưới chè

- Nơi có điều kiện về nguồn nước, khả năng đầu tư thì có thể tiến hành tưới cho chè khi độ ẩm đất dưới 60% sức chứa ẩm đồng ruộng (vào các tháng hạn, từ tháng 11-4 năm sau và khi vào vụ chè chính 15 ngày không có mưa).

- Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định cho hiệu quả cao, chỉ tưới nước đủ điều kiện an toàn cho phép.

ĐT