1. Chăm sóc sau khi trồng và thời gian chưa có quả

- Làm cỏ, tưới nước giữ ẩm và trồng xen

+ Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ  và hồi phục. Sau đó tuỳ thời tiết mưa, nắng có thể tưới bổ sung để chống hạn cho cây.

+ Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sach cỏ gốc. ở những vùng đất bằng hoặc hơi dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

+ Đối với những nơi đất dốc giữa các hàng cây, trồng một hàng rào kép cây phân xanh thuộc loại thân bụi như muồng muồng, cốt khi, keo đậu... để chống xói mòn và cung cấp nguồn phân hữu cơ tại chỗ. Băng đất trống còn lại gieo các loại cây họ đậu thân cỏ như đậu hồng đáo, cỏ sytilo, lạc... để che phủ đất giữ ẩm và chống cỏ dại. Thường gieo trồng cây phân xanh trước khi trồng cây, hoặc ngay sau khi trồng cây.

- Cắt tỉa tạo hình:

Việc cắt tỉa tạo hình cần phải tiến hành sớm ngay từ năm đầu. Hai dạng hình được xem là có hiệu quả nhất trong việc hấp thu ánh sáng mặt trời tạo năng suất cao đó là dạng bán cầu và dạng trái tim mở. Cây đưa ra trồng ở vườn thường có nhiều cành nhỏ và phân bố không hợp lý. Để có được các dạng hình trên chỉ chọn lấy 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành khung gọi là cành cấp 1, các cành khác cắt tỉa bỏ. Khi cành cấp 1 cao khoảng 50-60 cm thì cắt đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40-45 cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4... Chú ý là những cành mọc xiên vào trong tán phải cắt bỏ. Làm như vậy sau 3 năm ta có được cây dạng hình cầu.

- Bón phân thúc:

Bón phân thúc cho bưởi thời kỳ chưa mang quả phụ thuộc vào từng vùng trồng và tính chất của các loại đất, thường mỗi năm bón 4 lần vào các tháng 1-2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.

Lượng phân bón cho cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản(kg/cây)

Năm trồng

Phân chuồng

Đạm sunfat

Lân supe

Phân clorua kali

Vôi bột

Năm thứ 1

-

0,4

0,5

0,5

1,0

Năm thứ 2

30

0,7

0,5

0,5

1,0

Năm thứ 3

30

1,0

0,8

0,8

1,0

 - Thời gian bón:

Đợt bón tháng 2: Bón 100% chuồng + 40% đạm + 40% Kali. Phân đạm và kaly có thể thay bằng phânbón Việt Nhật tỷ lệ: 16:16:8;

Đợt bón tháng 5: 20% đạm + 20% Kali. Có thể dùng phân bón Việt Nhật tỷ lệ:16:16:8;

Đợt bón tháng 8: 20% đạm + 20% Kali. Có thể dùng phân bón Việt Nhật tỷ lệ: 16:16:8;

Đợt bón tháng 11-12: 20% đạm + 20% Kali +100% lân + 100% vôi. Có thể dùng phân bón Việt Nhật tỷ lệ: 16:16 :8 để bón thay cho phân đạm, lân, kaly;

Cách bón:Những năm đầu cây còn nhỏ phân vô cơ có thể hoà với nước để tưới cho cây kết hợp với các đợt xới xáo làm cỏ.

Rạch rãnh xung quanh tán sâu khoảng 10-15 cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Nếu kết hợp bón phân hữu cơ rãnh phải đào  sâu và rộng hơn (rộng 30 cm, sâu 30 cm).

Mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và  tủ lại gốc cây.

 

2. Chăm sóc cây thời kỳ cho quả

Nội dung chăm sóc bưởi thời kỳ cây cho quả gồm các công việc chủ yếu sau:

- Làm cỏ, tưới nước:

Thời kỳ này cũng phải thường xuyên làm sạch cỏ gốc xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp với việc tủ gốc và tưới nước cho cây.

-  Bón phân:

Lượng phân bón cho cây ở thời kỳ cho quả như sau :

Lượng phân bón cho cây ở thời kỳ mang quả (kg/cây)

Loại phân

Lượng bón theo tuổi cây

4

5

6

7

8

9

Đạm sunfat

1,2

1,8

1,9

2,0

2,0

2,5- 3,0

Lân supe

1,0

1,2

1,2

1,5

1,7

1,7- 2,0

Kali clorua

0,8

0,9

1,0

1,2

1,5

1,5- 1,7

Vôi bột

2,0

0,9

2,0

1,2

2,0

1,5- 1,7

Phân chuồng

30,0

50,0

50,0

70,0

70,0

70,0

 

Mỗi năm bón 4 đợt vào các tháng như sau:

+ Lần 1: Tháng 2: Bón 40% đạm + 40% kaly để thúc cành xuân và đón hoa. Lượng bón tương đương bằng phân Việt Nhật là 1,0kg/cây đối với cây 5-6 tuổi.

+ Lần 2: Tháng 4 - 5: Bón 30% đạm + 30% kaly để nuôi quả. Lượng bón tương đương bằng phân Việt Nhật là 0,7kg/cây đối với cây 5-6 tuổi

+ Lần 3: Tháng 6 - 7: Bón 30% đạm + 30% kaly để nuôi quả. Lượng bón tương đương bằng phân Việt Nhật là 0,7kg/cây đối với cây 5-6 tuổi

+ Lần 4: Tháng 11 - 12: Bón 100% phân hữu cơ + 100% lân Super + 100% vôi bột. Phân lân được bón tương đương bằng phân Việt Nhật lượng 0,5kg/cây đối với cây 5-6 tuổi

Đối với bưởi Diễn trồng  tại vùng Hiệp Hoà cần chú ý phân hưũ cơ bón cho cây và có thể phun bổ sung dinh dưỡng cho cây vào các đợt bón tháng 2, tháng 5 các loại phânCanxi – Bo, Komix BFC 201, Bortrac, Atonik 1.8DD hoặc Yogen và Thiên nông là các loại phân có thể sử dụng để phun cho bưởi Diễn nhằm tăng tỷ lệ đậu và năng suất quả.

Năm thứ 10 trở đi cây ổn định về sinh trưởng và năng suất vì vậy mức bón như năm thứ  9 và tuỳ vào sự sinh trưởng tốt xấu mà bổ xung phân bón hoặc giảm.

Cách bón: Bón theo tán cây, cuốc 1 rãnh rộng 30 cm từ mép tán vào trong, sâu 30cm, phân trộn đều với nhau và rắc vào rãnh, lấp đất. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và tủ lại gốc.

- Cắt tỉa hàng năm:

Thời kì cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch đều phải được đốn tỉa nhưng cành tăm, cành khô, cành vượt, cành sâu bệnh kết hợp với quýet vôi cho gốc cây từ gốc lên cao 60-80cm. Công việc đốn tỉa phải được tiến hành thường xuyên nhằm tạo cho cây có sức bật mầm mới, thoáng, không sâu bệnh.

Đối với bưởi Diễn cần cắt tỉa để lại các cành phía dưới và tạo hình cho cây theo dạng hình tán mở và chỉ cắt tỉa những cành khô, cành nhỏ không có lá trong tán, không để mất nhiều lá. Biện pháp khoanh vỏ cành sau khi đậu quả có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ đậu và các yếu tố cấu thành năng suất của bưởi Diễn.

Tỉa hoa: Tỉa bớt các hoa dị hình, hoa quá nhiều trên chùm chỉ để lại trên 1 chùm từ 4-5 hoa tốt và tiến hành lấy phấn của hoa khác cây thụ cho chúng để tăng khả năng đậu quả.

Thụ phấn bổ khuyết cho bưởi: Trong thời kỳ hoa nở cần tiến hành thụ phấn bổ khuyết cho hoa để tăng tỷ lệ đậu quả. Tiến hành sau khi đã tỉa hoa và lấy phấn của bưỏi chua hoặc phấn của cây khác để thụ cho các hoa đã nởi hoặc chớm nở. Tốt nhất thụ vào thời gian 8-9 giừo sáng hoặc 4-5 giời chiều.

Tỉa quả: Tỉa bỏ những hoa, quả non ra muộn, những quả dị hình và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thành quả

Bao quả: Sau 60 ngày sau tàn hoa, đối với bưởi Diên có thể tiến hành bao quả bằng bao quả chuyên dụng kích thước 20x30cm khi quả đã đạt đường kính kích thước 5-6cm nhằm bảo vệ và làm tăng mẫu mã quả. Chú ý cần phun phòng bệnh nấm muội đen trước khi bao.

 

BBT