- Làm đất: sau khi đã đưa nước vào ruộng ngâm 15-20 ngày thì tiến hành bừa đất, đất bừa nhuyễn, phẳng, sau 02 ngày thì tháo cạn nước như gieo xạ và tiến hành bón lót, sau đó cấy bằng máy, cấy xong cho dặm tỉa ngay những chỗ mất khoảng và góc ruộng máy cấy không hết. Vừa dặm vừa đưa nước vào ruộng ở mực nước ngập mặt ruộng nhưng không ngập lúa. Sau đó tiến hành phun thuốc trừ cỏ, trừ ốc.

- Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha: NPK 5.10.3: 550kg; NPK12.3.13: 500kg; Phân vi sinh hữu cơ: 850kg; Kalyclorua: 80kg

Cách bón: (tính cho 1 sào Bắc Bộ)

Bón lót: Bón khi làm đất lần cuối: : Bón lót toàn bộ phân vi sinh và 15kg NPK 5.10.3.

Bón thúc lần 1: khi lúa bén rễ hồi xanh: 5kg  NPK5.10.3 còn lại và 10kg NPK12.3.13

Bón thúc lần 2: bón đón đòng (khi cây lúa có 80% số dảnh có 02 lá trêncùng hoàn chỉnh thắt eo): 8kg NPK 12.3.13 và 3kg kaly.

- Tưới tiêu nước: theo nhu cầu từng giai đoạn phát triển của cây lúa:

Lần 1: sau khi cấy để tiến hành dặm tỉa và phun phòng trừ ốc bươu vàng gây hại và giữ nước trong ruộng thường xuyên ở mực nước 3-5cm, đảm bảo đủ nước giai đoạn cây lúa đẻ nhánh..

Lần 2: sau khi cây lúa kết thúc thời kỳ đẻ nhánh rút nước toàn bộ ruộng cấy để tránh cây lúa đẻ nhánh vô hiệu đồng thời tạo điều kiện cho bộ rễ ăn sâu vào đất tránh đổ ngã cuối vụ.

Lần ba: cách lần 2 từ 7-10 ngày, đưa nước vào ruộng cấy để bón đón đòng, sau đó điều tiết nước trong ruộng từ 2-3cm  để cây lúa làm đòng đồng thời hạn chế chuột phá hại. Khi lúa trỗ hoàn toàn chuyển giai đoạn chín sữa (bông lúa uốn câu) thì rút nước hoàn toàn.

BBT