Một số vật liệu chuẩn bị trước khi tiến hành giâm cành hồng:
 
Cây giống tốt
 
Dao nhọn, kìm cắt, kéo tỉa
 
Cốc nhựa, chai nhựa
 
Đất dinh dưỡng, giá thể
 
Thuốc kích thích ra rễ
 
Thực hiện:
 
Bước 1: Đục lỗ thoát nước cho cốc nhựa, cắt chai nhựa cho cây phát triển.
 
Bước 2: Rải một lớp cát vào dưới đáy bầu để giúp thoát nước. Sau đó mới là lớp đất.
 
Bước 3. Xới đất cho tơi và tưới thêm nước cho đủ ẩm.
 
Bước 4.  Chọn lấy một cành hồng khỏe mạnh đang ở giai đoạn trưởng thành. Cành nhân giống tốt là những cành thẳng, tươi khỏe và mới mọc trong vòng 1 năm.
 
Bước 5. Cắt chéo một góc ở phần sát thân cây. đoạn gần cành lá tốt nhất
 
Bước 6. Ngắt bỏ những nụ hoa đã tàn. Sau đó bạn cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, có thể để một vài lá để cho cây quang hợp
 
Bước 7. Bôi một ít thuốc kích thích mọc rễ ở gốc cành, hoặc nhúng vào dung dịch kích dễ
 
Bước 8. Dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất độ 2 cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Ấn nhẹ để chắc chắn rằng hom trong đất và vững chãi dù mưa gió nhằm bảo vệ tốt cho cành giâm.
 
Bước 9. Đặt cây giống ở nơi râm mát, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Mỗi ngày, bạn chỉ cần tưới ẩm cho đất. Chú ý không động tay vào cây cho đến khi ra rễ sau 1 tuần.
 
2. Kỹ thuật chiết cành
 
Chiết: có nghĩa là bẻ gãy. Chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi cây hoa Hồng mẹ để tạo ra một cây mới. Công việc chiết cành rất dễ, nhưng phải áp dụng đúng kỹ thuật mới thành công.
 
Tuy có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp, nhưng lại có ưu điểm là nhanh ra hoa, cây con sau này sẽ cho hoa đẹp như cây mẹ mà ta chiết và đặc biệt là rất dễ làm và dễ thành công hơn phương pháp giâm cành.
 
Cách giản dị nhất, đỡ tốn công nhất là chọn một cành dài vừa ý gần sát gốc, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 20 phân, cắt ra một khanh vỏ dài chừng 2 phân. Điều cần là phải cạo cho sạch hết lớp vỏ này thì đoạn chiết mới ra rễ. Việc kế tiếp là uốn cong cành xuống, sao cho nơi bị tróc vỏ tiếp giáp sát mặt đất (nếu chôn vùi xuống đất lại càng hay), đắp đất phủ lên trên, rồi dùng que tre cắm xuống đất gài qua lại để giữ chặt cho cành Hồng nằm yên đúng vị trí như vậy… Chiết theo cách này chỉ độ ba tuần là chỗ chiết đã ra rễ, cắt rời cành trồng được. Tôt nhất là sau 2 tuần tính từ ngày bóc vỏ, ta nên cẩn thận thăm dò xem tình trạng ra rễ của cây ra sao…
 
Trước hết ta nên chọn một cành to bằng chiếc đũa ăn cơm, không già lắm mà cũng không được non lắm của cây Hồng mẹ mà ta biết chắc là nó có những đặc tính tốt. Cành hồng chiết chỉ cần có độ dài từ 15 cm đến 20 cm là vừa. Cành chiết mà dài quá cây con sau này sẽ cao lêu nghêu, trong khi bộ rễ nó còn yếu không đủ sức nuôi cây.
 
Ngay chỗ định chiết, ta dùng dao sắc bén bóc rời ra một khanh vỏ rộng 2 phân. Sau dó dùng hỗn hợp đất trộn với phân chuồng hoai mục ốp quanh nơi vừa bóc vỏ tạo thành bầu chiết to bằng trái cau cho cây ra rễ. Bên ngoài bầu, dùng một miếng ni lông trắng nhỏ quấn quanh bầu chiết sao cho vừa chặt vừa kín là dược. Hai đầu bầu chiết phải dùng dây ni lông cột chặt để nước mưa cũng như nước tưới không xâm nhập được vào bên trong.
 
Nhờ vào sự ủ kín nên bên trong bầu có được độ ẩm cần thiết giúp cây ra rễ nhanh. Khoảng nửa tháng sau khi chiết, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện, nhưng tốt nhất phải chờ thêm một tuần nữa mới dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hay vào chậu kiềng.
 
Cây Hồng chiết cành bộ rễ rất yếu, vì vậy sau khi cắt rời khỏi cây mẹ ta nên dặt vào bầu ương (để trong mát, môi trường sống nhiều dinh dưỡng, chăm sóc kỹ) trong vài tuần để bộ rễ được già dặn, rồi mới bứng ra trồng thẳng vào chậu hay ra vườn.Thời gian đầu, ta nên dùng những que tre chống làm giá đỡ cho cây con đứng vững trước sức càn lướt của mưa gió.
 
Sau hai tháng tính từ ngày chiết, cây Hồng con bắt đầu nở hoa. Ta nên nuôi những mầm mới để cây có bộ tán mạnh hơn, vì cây Hồng chiết thường sinh trưởng yếu, và kém… tuổi thọ, do bộ rễ yếu.
 
Chuẩn bị dụng cụ: Dao chiết cành, Vật liệu bó bầu: đất bùn ao, phân hữu cơ hoặc cám sơ dừa, rễ cây lục bình phơi  khô
 
 Thời vụ: Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là vụ chính: vụ xuân 2-4 và thu hoa vào tháng chín cùng năm, vụ thu tháng 9-10 thu hoa vào tết Nguyên đán.
 
  Các bước tiến hành:
 
– Bước 1: Chọn những cành bánh tẻ có chiều dài trên dưới 25cm, và đường kính 5 – 6mm, mập khoẻ tán lá tương đối đều, bộ lá màu xanh đậm, không bị sâu bệnh.
 
– Bước 2: Tách vỏ tại vị trí cách ngọn cành khoảng trên dưới 25cm, khấc một khoảng vỏ trên dưới 15 – 20mm, sau đó bóc bỏ lớp vỏ vừa khoanh, cạo sạch lớp nhớt trên bề mặt gỗ, chờ khoảng 1, 2 ngày chỗ khấc vừa khô nhựa là có thể bó bầu được. Để bầu chiết mau ra rễ, trược khi bó bầu bạn nên dùng thuốc kích thích ra rễ bôi vào vết khấc bên trên . Trong khi chờ bó bầu nên dùng một cái lá quấn phủ kín chỗ khấc để chỗ khấc không bị mất nước quá nhiều, khô chết.
 
           – Bước 3: Vật liệu bó bầu  dùng 1/2 đất bùn ao (đất phù sa hay đất có nhiều mùn ở mặt vườn) phơi khô, đập nhỏ trộn với 1/2 phân hữu cơ đã ủ mục.Nếu không có những chất liệu trên bạn cũng có thể dùng cám sơ dừa hay rễ cây lục bình (bèo tây) rửa sạch phơi khô phun nước cho vừa đủ ẩm (muốn biết chất liệu này đã đủ ẩm hay chưa bạn thử bằng cách cầm một nắm chất liệu trong tay bóp chặt nếu thấy nước rịn ra ở kẽ các ngón tay là vừa đủ ẩm).
 
           –  Bước 4: Bó bầu: Sau khi đã tạo chất liệu đủ ẩm, dùng một khoảng chất liệu lớn khoảng bằng quả trứng vịt đắp vào chỗ đã khấc trên cành chiết, sau đó lấy bao nilông bao lại rồi cột chặt hai đầu. Sau một thời gian chỗ khấc sẽ ra rễ, khi nào thấy rễ ra nhiều, rễ từ màu trắng chuyển sang màu hơi vàng nâu là có thể cắt bầu chiết.
 
           –  Bước 5: Ươm bầu chiết: Sau khi cắt xếp bầu chiết vào chỗ râm mát, tưới nước chăm sóc chu đáo để cây tiếp tục ra thêm rễ. Khi trồng nhớ cắm cọc giữ cho cấy chắc chắn, tránh để gió to lay động làm bật gốc hư rễ, nhớ che nắng và tưới đủ ấm cho cây thường xuyên.
 
Nguyễn Tươi