Từ khi thả giống sinh khối đến tháng thứ 4 thì phân trùn quế đã đạt chuẩn để thu hoạch. Riêng trùn thịt thì định kỳ 1 tháng thu hoạch 1 lần, bắt đầu từ tháng thứ hai sau khi thả sinh khối. Độ dày của lớp sinh khối trùn có thể dày từ 30 cm đến 40 cm, tùy thuộc vào tình trạng phát triền mạnh hay yếu của trùn quế trong các luống nuôi.

Thu hoạch trùn

Trùn được nuôi trong trại sau một thời gian thì lượng trùn thịt nhiều ta tiến hành thu hoạch. Trùn được thu hoạch bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi cách có ưu nhược điểm riêng.

Nhử mồi: Sau khi trùn đã ăn hết thức ăn, ngưng tưới nước 1 ngày trước khi bắt giun. Để thu hoạch con trùn ta tiến hành cho trùn quế ăn thức ăn loãng và mỏng vào buổi chiều, trùn rất nhạy cảm với mùi thức ăn mới và gom lại xung quanh nơi có thức ăn trên bề mặt ô nuôi, tối trùn sẽ lên ăn và sáng ra ta sẽ thu hoạch khoảng 10cm trên bề mặt, nơi tập trung lượng trùn nhiều nhất sau khi nhử mồi.

Thu hoạch nhờ vào ánh sáng: Thu hoạch trùn vào buổi sáng, lấy khoảng 10cm bề mặt ô nuôi, đổ sinh khối ra một tấm bạt rộng ngoài nắng, theo 1 hàng dài.

Lợi dụng đặc điểm sợ ánh sáng của con trùn, trùn sẽ tự động chui xuống dưới khi gặp ánh sáng, ta dùng dụng cụ hay dùng tay gặt lớp phân bên trên, khi đó trùn bị lộ ra ánh sáng tiếp tục chui xuống dưới, ta tiếp tục gạt lớp phân bên trên,…..tiến hành như thế nhiều lần để loại bỏ hết phân trùn ta sẽ thu được toàn bộ con trùn, nó quấn thành cục, ta thu hoạch trùn dễ dàng.

Chú ýrằng lớp phân trùn bên trên này không nên bỏ làm phân mà cho trở laị luống để tiếp tuc̣ nuôi như sinh khối và trùn sẽđươc̣ nhân giống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén trùn.

Ngoài ra, ta có thể thu hoạch trùn bằng phương pháp như: sàng lọc, thu hoạch bằng tay. Có nhiều phương pháp thu hoạch trùn nhưng thu hoạch bằng cách nhử mồi là hiệu quả nhất.

Đối với luống trùn mới nhân giống (nuôi mới) thì khai thác lần đầu vào 2 tháng sau khi thả giống, tùy vào lượng sinh khối có nhiều trùn hay không. Luống trùn nuôi cũ, chăm sóc tốt thì khai thác 1lần/tháng.

Trong trường hợp lán đã đầy phân mà chúng ta không có lán mới (lán trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ ̣sinh khối trong ô nuôi đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên tre. Bỏ thức ăn mới vào phần bên lán trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phân bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được , nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 30 – 45 ngày, điều này phụ ̣thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật đô ̣giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8 – 1kg/1m2 /lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loaị vâṭ nuôi khác như gà , heo, ếch, cá ... trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vâñ thu hoạch được.

Thu hoạch phân

Sau khi cho ăn và trải qua quá trình tiêu hóa của trùn thì sẽ tạo thành phân trùn lượng phân trùn sau một thời gian nuôi ta tiến hành lấy phân ra (tùy theo thiết kế của trại nuôi mà thời gian lấy phân có khác nhau nhưng thường tối thiểu là 4 tháng) để sử dụng. Thường thì trước khi thu phân ta nên cho trùn ăn để nhử trùn lên trên mặt rồi sau đó mới thu phân, nếu không thì trùn sẽ phân tán trong lớp phân phía dưới nhiều và khi thu phân sẽ làm hao hụt một lượng trùn lớn. Đầu tiên, ta gạt một lớp sinh khối chứa trùn phía trên qua một bên như hình bên dưới rồi tiến hành xúc lớp phân trùn phía dưới. Sau khi đã thu hết phân ta tiến hành san phẳng lớp sinh khối ta chừa lại ra để tiếp tục chăm sóc cho ăn như bình thường.

Bài: Nông Tuyên Huấn

Theo http://www.khuyennongbacgiang.com/

 

Từ khi thả giống sinh khối đến tháng thứ 4 thì phân trùn quế đã đạt chuẩn để thu hoạch. Riêng trùn thịt thì định kỳ 1 tháng thu hoạch 1 lần, bắt đầu từ tháng thứ hai sau khi thả sinh khối. Độ dày của lớp sinh khối trùn có thể dày từ 30 cm đến 40 cm, tùy thuộc vào tình trạng phát triền mạnh hay yếu của trùn quế trong các luống nuôi.

Thu hoạch trùn

Trùn được nuôi trong trại sau một thời gian thì lượng trùn thịt nhiều ta tiến hành thu hoạch. Trùn được thu hoạch bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi cách có ưu nhược điểm riêng.

Nhử mồi: Sau khi trùn đã ăn hết thức ăn, ngưng tưới nước 1 ngày trước khi bắt giun. Để thu hoạch con trùn ta tiến hành cho trùn quế ăn thức ăn loãng và mỏng vào buổi chiều, trùn rất nhạy cảm với mùi thức ăn mới và gom lại xung quanh nơi có thức ăn trên bề mặt ô nuôi, tối trùn sẽ lên ăn và sáng ra ta sẽ thu hoạch khoảng 10cm trên bề mặt, nơi tập trung lượng trùn nhiều nhất sau khi nhử mồi.

Thu hoạch nhờ vào ánh sáng: Thu hoạch trùn vào buổi sáng, lấy khoảng 10cm bề mặt ô nuôi, đổ sinh khối ra một tấm bạt rộng ngoài nắng, theo 1 hàng dài.

Lợi dụng đặc điểm sợ ánh sáng của con trùn, trùn sẽ tự động chui xuống dưới khi gặp ánh sáng, ta dùng dụng cụ hay dùng tay gặt lớp phân bên trên, khi đó trùn bị lộ ra ánh sáng tiếp tục chui xuống dưới, ta tiếp tục gạt lớp phân bên trên,…..tiến hành như thế nhiều lần để loại bỏ hết phân trùn ta sẽ thu được toàn bộ con trùn, nó quấn thành cục, ta thu hoạch trùn dễ dàng.

Chú ýrằng lớp phân trùn bên trên này không nên bỏ làm phân mà cho trở laị luống để tiếp tuc̣ nuôi như sinh khối và trùn sẽđươc̣ nhân giống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén trùn.

Ngoài ra, ta có thể thu hoạch trùn bằng phương pháp như: sàng lọc, thu hoạch bằng tay. Có nhiều phương pháp thu hoạch trùn nhưng thu hoạch bằng cách nhử mồi là hiệu quả nhất.

Đối với luống trùn mới nhân giống (nuôi mới) thì khai thác lần đầu vào 2 tháng sau khi thả giống, tùy vào lượng sinh khối có nhiều trùn hay không. Luống trùn nuôi cũ, chăm sóc tốt thì khai thác 1lần/tháng.

Trong trường hợp lán đã đầy phân mà chúng ta không có lán mới (lán trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ ̣sinh khối trong ô nuôi đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùng phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên tre. Bỏ thức ăn mới vào phần bên lán trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phân bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn.

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được , nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 30 – 45 ngày, điều này phụ ̣thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật đô ̣giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8 – 1kg/1m2 /lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loaị vâṭ nuôi khác như gà , heo, ếch, cá ... trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vâñ thu hoạch được.

Thu hoạch phân

Sau khi cho ăn và trải qua quá trình tiêu hóa của trùn thì sẽ tạo thành phân trùn lượng phân trùn sau một thời gian nuôi ta tiến hành lấy phân ra (tùy theo thiết kế của trại nuôi mà thời gian lấy phân có khác nhau nhưng thường tối thiểu là 4 tháng) để sử dụng. Thường thì trước khi thu phân ta nên cho trùn ăn để nhử trùn lên trên mặt rồi sau đó mới thu phân, nếu không thì trùn sẽ phân tán trong lớp phân phía dưới nhiều và khi thu phân sẽ làm hao hụt một lượng trùn lớn. Đầu tiên, ta gạt một lớp sinh khối chứa trùn phía trên qua một bên như hình bên dưới rồi tiến hành xúc lớp phân trùn phía dưới. Sau khi đã thu hết phân ta tiến hành san phẳng lớp sinh khối ta chừa lại ra để tiếp tục chăm sóc cho ăn như bình thường.

Bài: Nông Tuyên Huấn