1. Che phủ chuồng nuôi giun

Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối. Hễ gặp ánh sáng là giun rút sâu xuống dưới mặt luống. Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối cho giun lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày và đêm.

Nhiệt độ:Đảm bảo nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 220 C - 280 C, vào mùa hè nhiệt độ cao cần che chắn để tránh ánh sáng, giữ ẩm; vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ.

Ánh nắng:Đảm bảo chuồng nuôi được che chắn kỹ vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho giun sợ và chui xuống phía dưới để sống.

Che chắn xung quang chuồng nuôi:Sử dụng lưới đen che chắn xung quanh, tránh ánh sáng quá gắt, hắt mưa để đảm bảo cho sự sinh trưởng sinh sản của giun.

Che phủ luống nuôi:Sử dụng lưới đen để bảo vệ giun và có tác dụng giữ độ ẩm luống nuôi giun. Đồng thời, tạo bóng tối cho giun có thể hoạt động lên tầng gần bề mặt chất nền và kết đôi sinh sản.

2. Tưới ẩm chuồng nuôi giun

- Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể giun, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể giun nên việc tưới nước và duy trì độ ẩm chất nền cho giun là vô cùng quan trọng.

Cách kiểm tra độ ẩm:Độ ẩm chất nền được kiểm tra bằng cách dùng một que khô chọc xuống chất nền, sau đó rút lên nếu thấy que ướt thì chưa cần tưới nhưng nếu que không ướt chứng tỏ độ ẩm và nước ít; lúc đó cần phải tưới hoặc dùng tay để kiểm tra độ ẩm thích hợp (độ ẩm đạt 70-80%) bằng cách lấy một ít chất nền bóp nhẹ, nếu thấy ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa, ngược lại nếu nước nhỏ giọt hay chảy thành dòng lá quá ấm; nếu bóp chặt mà không có nước là bị khô thì  bổ sung nước ngay. Khi quá ẩm thì điều chỉnh bằng cách giảm lần tưới hoặc giảm nước tưới. Bởi vì giun rất nhạy cảm với độ ẩm, do đó nếu quá khô hoặc quá ướt chúng sẽ bỏ đi hoặc có thể bị chết.

Tưới ẩm:

- Hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống đạt độ ẩm 70-80%.

Mùa hè tưới 2-3 lần/ngày;

Mùa đông tưới 1-2 lần/ngày.

Ngày khô nóng tưới nhiều, ngày mưa rét thì tưới ít. Những ngày nắng nóng quá trên 350C  nên tưới nước nhiều lần ở dạng phun mù để giảm nhiệt độ.

- Khi tưới nước thì dùng bình ô doa hoặc phun ra nước tia nhỏ, đều.

3. Cho giun ăn và chăm sóc giun

Sau khi thả giun giống được 1-2 ngày thì bắt đầu cho giun ăn.

Chủng loại thức ăn:tất cả các loại phân gia súc như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, chất thải hữu cơ đang phân huỷ... đều có thể làm thức ăn cho giun Pont.Corethrurus.

Lượng thức ăn:lượng thức ăn bón trên bề mặt luống cụ thể vào từng mùa

+ Vào mùa hè: cứ 2-3 ngày cho giun ăn một lần với lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày khoảng 2-5 cm;

+ Vào mùa đông: lượng thức ăn cho ăn nhiều hơn, cứ 3-4 ngày cho giun ăn một lần với lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày khoảng 5-6 cm;

- Sau khi cho giun ăn xong đậy tấm phủ lại và tưới ẩm.

- Thức ăn được cho ăn tiếp khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Không nên cho giun ăn thức ăn khi thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho giun chỉ tập trung ăn và sống ở phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho giun giảm khả năng sinh sản, năng suất nuôi giun sẽ bị giảm.

 Cách cho ăn:Khi cho ăn, giở tấm phủ và múc thức ăn cho giun. Thức ăn được rải trên mặt luống nuôi thành vệt dài hoặc từng đám mỏng cách đều nhau để khi nhiệt độ trong luống tăng cao hoặc trong thức ăn có chất gây độc, sốc thì giun còn có khoảng trống chui lên thở. Không nên bỏ phân phủ lên toàn bộ bề mặt luống, vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ dưới đáy luống tăng quá cao làm cho kén bị thối.

Ngoài ra, khi nuôi giun phải xới luống, xới chất nền để làm thông thoáng và tránh cho giun khỏi tình trạng ngộ khí độc khí bởi vì trong quá trình phân hủy phân  sẽ sinh ra các loại khí độc cho giun như khí Metan.

Quá trình theo dõi giun phải thường xuyên để đánh giá sự phát triển của giun, đồng thời kiểm tra được các tình huống xảy ra khi nuôi giun như bị bệnh, bị các con vật ăn giun tấn công như chuột, cóc ...

4. Cách nhân luống

Giống thả ban đầu là giống thuần thì thời gian đầu luống chưa có kén và giun chưa thích nghi được môi trường mới. Sau 2 tháng thì luống giun đã được nhân đầy với lượng giun được nhân đôi. Lúc này có thể tách giun để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn.

Cách nhân luống như sau: bổ sung thức ăn trên mặt luống cho giun ăn. Lúc này giun trưởng thành tập trung trên bề mặt luống, ta gạt lấy phần trên mặt của luống khoảng 15 cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống sinh khối.

Đối với luống mới thả giống thuần, sau 2 tháng mới có thể thu hoạch được. Những luống nuôi sinh khối đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 30 - 45 ngày.

Ưu điểm:Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: gà, heo, ếch, cá... Giun Pont.Corethrurus không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng vẫn có thể thu hoạch được.

BBT