1. Phòng trị sâu hại

1.1. Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae)

Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín.

Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Carbosulfan 200 e/1 + Chlorpvrifos Ethyl 400g/l (Bop 600EC); Alpha-cypcrmethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC) để phun với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng.

1.2. Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchiidae)

Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông.

Phòng trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học khi cần thiết như: Emaraectin benzoate (Actimax 50WG), Protein Toxins (Dipel 6.4DF), Abamectin (Flutel 0.9EC), Spinosad (Success 25 SC), Bacillus thuringiensis (Biobit 32B FC), liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện

1.3. Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudococcidae)

Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.

Cần thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện rệp kịp thời, khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu diệt.

Phun các loại thuốc như: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48 EC); Cypemethrin 40s/l + Profenofos 400g/l (Acotrin p 440EC); Spirotetramat (Movento 150 OD); Chlorpyrifos Ethyl 200o/l + Imidacloprid 20g/l (Fidur 220EC)

2. Phòng trị bệnh hại

2.1. Bệnh thối trái do nấm Colletotrichum sp.

Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun các loại thuốc như: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP) hoặc Phosphonate (Agri- Fos 400SL), Metalaxyl (Mataxyl 500WP) nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.

2.2. Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromae

Gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm vào mùa mưa.

Phun các loại thuốc như: Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Carozale 72WP); Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)...

2.3. Bệnh bồ hóng

Nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, tráiNấm không gây hại trực tiếp vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp.

Phòng trừ bằng cách tỉa cành tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt rệp như Thiamethoxam (Actara® 25 WG), Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR) kết hợp với thuốc trừ nấm như: Fosetyl-aluminium (Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Aliette 800 WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP; Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)… với liều lượng theo khuyến cáo.

Bài: Manh Hùng

Theo http://www.khuyennongbacgiang.com/

1. Phòng trị sâu hại

1.1. Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae)

Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín.

Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Carbosulfan 200 e/1 + Chlorpvrifos Ethyl 400g/l (Bop 600EC); Alpha-cypcrmethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC) để phun với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng.

1.2. Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchiidae)

Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông.

Phòng trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học khi cần thiết như: Emaraectin benzoate (Actimax 50WG), Protein Toxins (Dipel 6.4DF), Abamectin (Flutel 0.9EC), Spinosad (Success 25 SC), Bacillus thuringiensis (Biobit 32B FC), liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện

1.3. Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudococcidae)

Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.

Cần thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện rệp kịp thời, khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu diệt.

Phun các loại thuốc như: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48 EC); Cypemethrin 40s/l + Profenofos 400g/l (Acotrin p 440EC); Spirotetramat (Movento 150 OD); Chlorpyrifos Ethyl 200o/l + Imidacloprid 20g/l (Fidur 220EC)

2. Phòng trị bệnh hại

2.1. Bệnh thối trái do nấm Colletotrichum sp.

Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun các loại thuốc như: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP) hoặc Phosphonate (Agri- Fos 400SL), Metalaxyl (Mataxyl 500WP) nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.

2.2. Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromae

Gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm vào mùa mưa.

Phun các loại thuốc như: Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Carozale 72WP); Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)...

2.3. Bệnh bồ hóng

Nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, tráiNấm không gây hại trực tiếp vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp.

Phòng trừ bằng cách tỉa cành tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt rệp như Thiamethoxam (Actara® 25 WG), Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR) kết hợp với thuốc trừ nấm như: Fosetyl-aluminium (Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Aliette 800 WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP; Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)… với liều lượng theo khuyến cáo.

Bài: Manh Hùng