Khi sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh, sâu rầy cho rau củ, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc có độ độc ít, nhằm đảm bảo sức khỏe và môi trường xung quanh. Về cơ bản, chúng ta có thể nhận biết tính độc của thuốc bảo vệ thực vật theo dấu hiệu màu trên bao bì thuốc như sau:

1. Các ký hiệu giúp ta nhận biết độ độc của thuốc BVTV

  • Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc
  • Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
  • Vạch màu xanh trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, , thuộc loại ít độc.
  • Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc.rất nhẹ.

LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.

2. Một số kí hiệu khác cần chú ý trên thuốc BVTV

Ngoài ra, 1 số biểu tượng có trên bao bì, vỏ chai thuốc BVTV nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng thuốc như trang bị đồ bảo hộ lao động khi pha, phun thuốc, cất giữ thuốc... thể hiện qua các biểu tượng

3. Tên thương mại và 1 số từ thường gặp trên thuốc BVTV

Thông thường tên thương mại của một sản phẩm thuốc BVTV bao gồm 3 thành phần:
Tên thương mại: Do công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác.

  1. Hàm lượng hoạt chất: Được diễn giải dưới các dạng đơn vị đo lường khác nhau, ví dụ như g/kg; g/L; % (w/w) hoặc % (v/v)…
  2. Dạng thành phẩm:

 

Dạng Thuốc

Chữ viết tắt

Ghi chú

Nhũ dầu

ND, EC

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa cháy và nổ.

Dung dịch

DD, SL, L, AS

Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa.

Bột hòa nước

BTN, WP, DF, WDG

Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù.

Huyền Phù

FL, FC, SC

Lắc đều trước khi sử dụng

Hạt

H, G, GR

Chủ yếu rải vào đất.

Dạng sữa

EW

Lắc đều trước khi sử dụng

Thuốc phun bột

D, BR

Dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp

 

Bài: Mạnh Hùng

Theo http://www.khuyennongbacgiang.com/

 

Khi sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh, sâu rầy cho rau củ, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc có độ độc ít, nhằm đảm bảo sức khỏe và môi trường xung quanh. Về cơ bản, chúng ta có thể nhận biết tính độc của thuốc bảo vệ thực vật theo dấu hiệu màu trên bao bì thuốc như sau:

1. Các ký hiệu giúp ta nhận biết độ độc của thuốc BVTV

  • Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc
  • Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
  • Vạch màu xanh trên bao bì da trời là thuốc độc nhóm III, , thuộc loại ít độc.
  • Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc.rất nhẹ.

LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng miligam (mg) hoạt chất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.

2. Một số kí hiệu khác cần chú ý trên thuốc BVTV

Ngoài ra, 1 số biểu tượng có trên bao bì, vỏ chai thuốc BVTV nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng thuốc như trang bị đồ bảo hộ lao động khi pha, phun thuốc, cất giữ thuốc... thể hiện qua các biểu tượng

3. Tên thương mại và 1 số từ thường gặp trên thuốc BVTV

Thông thường tên thương mại của một sản phẩm thuốc BVTV bao gồm 3 thành phần:
Tên thương mại: Do công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác.

  1. Hàm lượng hoạt chất: Được diễn giải dưới các dạng đơn vị đo lường khác nhau, ví dụ như g/kg; g/L; % (w/w) hoặc % (v/v)…
  2. Dạng thành phẩm:

 

Dạng Thuốc

Chữ viết tắt

Ghi chú

Nhũ dầu

ND, EC

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa cháy và nổ.

Dung dịch

DD, SL, L, AS

Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa.

Bột hòa nước

BTN, WP, DF, WDG

Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù.

Huyền Phù

FL, FC, SC

Lắc đều trước khi sử dụng

Hạt

H, G, GR

Chủ yếu rải vào đất.

Dạng sữa