Hình ảnh: mầm trong thân cây na
1. Cắt tỉa sau thu hoạch
- Việc này được tiến hành sau khi thu hoạch, cắt tỉa hết các cành, thu gọn tán cây na. Thời điểm đốn cành vào khoảng tháng 9- 10 hàng năm.
Tất cả cành tăm, cành sâu bệnh, cành nhỏ được cắt tỉa hết tạo sự thông thoáng cho cây Na. Những cành có sức sống thì để lại để xử lý quả trong thân. Việc cắt tỉa cành được thực hiện theo 3 phương pháp sau:
- Đốn phớt: Với những cây đang thời kỳ sung sức nhưng phát triển quá rậm, ít quả thì cắt tỉa toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có một bộ tán trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng đâm chồi mới và ra hoa.
- Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng từ 10- 15 cm)
+ Cành bị sâu bệnh, cành bị ốm yếu (cành tăm), cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả.
+ Cành đan chéo nhau, những cành trong thời gian cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
+ Đốn lửng: Khi cây có chiều cao quá tầm hái, mật độ cành trên tán quá dầy cành và cho quả nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng. Dùng dao hoặc kéo để đón, tạo mặt tán chẻ bằng.
+ Đốn đau: những cây được đốn lửng nhiều lần, cây phát triển kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40- 45 cm nhằm tạo một bộ khung tán mới cho cây Na.
2. Tạo mầm chồi trong thân
- Thời gian: Từ 10- 20/2 dương lịch (trước và sau tết âm lịch 10 ngày)
- Tiến hành bấm các cành, để lại các cành cấp 2, cấp 3, cắt cành ngọn chỉ để cây cao khoảng 1,8m; cách đầu cành từ 10- 20 cm.
Sau khi cắt tỉa, chúng ta thực hiện chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây,
+ Căng thu gọn tán thì tỷ lệ bật mầm trong thân càng nhiều. Sau khi cắt tỉa tán cây xong tiến hành thu dọn tàn dư trong vườn sạch và phun thuốc trừ sâu nấm bệnh lên thân cây để giúp các mắt trên thân sạch bệnh, tạo điều kiện cho mắt bật chồi khoẻ.
Ngay sau khi cắt tỉa, bón 10- 20 kg phân hữu cơ, 1- 2kg NPK 16-16- 8, 0,4 kg vôi/ cây. Cuốc xới đất, vùi đất kỹ, tưới nước giữ ẩm cho cây để chuẩn bị phân hoá mầm hoa và ra hoa tốt.
3. Thực hiện cắt tỉa tạo mầm cho lứa 2
- Thời gian thực hiện: cuối tháng 6 khi quả đợt 1 bằng cái chén.
- Tiến hành bấm cành trong thân để lại 1- 2 nách lá.
- Cách bấm cành trong thân:
Dùng dao cắt cành bánh tẻ (vỏ chuyển màu nâu, đường kính mầm 0,2- 0,3cm) cắt gần sát thân để lại 1- 2 nách lá trên mầm. Sau khi cắt xong cần phun thuốc trừ mầm bệnh hạn chế xâm phạm vào vết cắt. Tưới nước đủ ẩm, tạo điều kiện cho cây bật chồi. Bón phân bổ sung 0,5kg NPK 16- 16- 8.
Trường hợp muốn rải vụ thì có thể tiến hành lựa chọn quả chính. Sau đó khi quả phát triển có kích thước bằng cái chén thì tiến hành bấm cành bên để tạo mầm chồi mới mang hoa, xử lý thụ phấn để taoh quả vụ sau.
Việc tỉa hoa, thụ phấn, đậu quả cần thực hiện sao cho số lượng quả để lại phù hợp với sức sống của cây. Tránh tình trạng để cây mang nhiều quả. Nếu để quá nhiều quả thì cây dễ bị suy kiệt, thậm chí vụ sau cây không thể ra hoa đậu quả. Cần cung cấp dinh dưỡng cho cây kịp thời giúp cây nuôi quả.
BBT