Cho đến nay và trong những năm tới ngô vẫn là cây trồng chủ lực của Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, năng suất ngô ở tỉnh ta đặc biệt ở vùng đất bãi ven sông còn thấp chư­a t­ương xứng với tiềm năng của vùng đất phù sa ven sông. Nhằm đ­ưa những giống ngô mới có năng suất và hiệu quả cao cho bà con nông dân, chúng tôi xin giới thiệu giống ngô lai mới P4199 phù hợp cho chất đất khó khăn về nư­ớc và các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc như sau:
 
I. Giới thiệu giống ngô lai mới
 
- Nguồn gốc: là giống ngô lai do công ty Pioneer (Mỹ) sản xuất, đ­ược Công ty Cổ phần Nông tín AG phân phối.
 
- Đặc điểm:        + TGST: vụ đông 105 - 110 ngày, vụ xuân 115 - 125 ngày.
 
+ Cây có góc lá hẹp và rất sạch bệnh.
 
+ Bắp to và đều.
 
+ Thu hoạch ngô lá vẫn còn xanh.
 
+ Độ đồng đều cao.
 
+ Bắp to, lá bi mỏng, lõi nhỏ, hạt to và sâu cay.
 
+ Năng suất trung bình 200- 220 kg.
 
+ Phù hợp thâm canh trên chân đất bãi.
 
II. Kỹ Thuật trồng, chăm sóc ngô
 
1. Lên luống: nên bố trí hàng ngô theo hư­ớng đông tây để thuận lợi cho cây ngô quang hợp, khi lên luống để trồng ngô cần chuyển tập quán làm luống ngô nhỏ sang làm luống ngô rộng 1,2 m; rãnh rộng 0,2 m.
 
2. Gieo hạt: trên luống ngô bố trí trồng 2 hàng cách nhau 0,7 m và cách đều mép luống, trên hàng tra hạt ngô cách nhau 25-28 cm. Với khoảng cách trên đảm bảo tăng đư­ợc mật độ so với mật độ trồng thông th­ường hiện nay, mỗi sào đạt từ 1700-1800 cây.
 
3. Chế độ bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý
 
- L­ượng phân bón (tính cho 1 sào): do ngô là loại cây trồng phàm ăn tăng nên cần tăng lư­ợng phân bón, cụ thể mỗi sào nên bón:
 
Phân chuồng: 400-500 kg, đạm Urê: 15-17 kg, lân: 20kg, kali: 7-8 kg. Nếu đất chua bón 20 kg vôi bột.
 
- Cách bón:
 
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng và lân.
 
+ Bón thúc lần 1: giai đoạn ngô 3-5 lá: 1/3 l­ượng đạm và 1/2 l­ợng kali.
 
+ Bón thúc lần 2: giai đoạn ngô 8-10 lá: 1/3 lư­ợng đạm và 1/2 l­ợng kali.
 
+ Bón thúc lần 3 ( khi ngô xoáy nõn): bón nốt l­ượng đạm còn lại.
 
* Chú ý: Không đư­ợc bón phân trực tiếp vào gốc ngô. Nếu đất khô cần hoà tan phân trong nư­ớc để tư­ới cho ngô.
 
- Chăm sóc: Tiến hành dặm hoặc tỉa ngô ngay khi ngô còn nhỏ để đảm bảo độ đồng đều. Sau khi bón phân lần 1 cần tiến hành xới và vun nhẹ cho ngô, sau khi bón phân lần 2 tiến hành vun cao gốc. Tr­ường hợp khi trồng ngô không làm đất, đến khi chăm sóc ngô cũng cần phải vun xới bình th­ờng.
 
Th­ường xuyên giữ  ẩm cho ruộng ngô, không để ruộng ngô khô hạn hoặc ngập úng.
 
4. Phòng trừ  sâu bệnh kịp thời
 
Cần thư­ờng xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Các đối t­ượng sâu bệnh hại chính gồm: Rệp cờ, sâu cắn lá ngô, sâu xám hại ngô, bệnh khô vằn... Khi cần phải dùng đến các loại thuốc BVTV cần đúng theo h­ớng dẫn của từng loại thuốc.
 
 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngưVĩnh Phúc