Hình ảnh: mô hình cá nuôi theo hướng an toàn sinh học tại Trung tâm Ứng dụng KHCN Bắc Giang

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh và chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân.

Với tiền năng mặt nước lớn của các ao, hồ trên địa bàn tỉnh,Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết về việc phê duyệt, thông qua Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; mục tiêu phấn đấu Phát triển nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung để cung cấp thực phẩm cho người dân trong tỉnh cũng như các địa phương lân cận.

Từ chủ trương, định hướng nêu trên cùng với kết quả thực tế đạt được của mô hình thì khả năng duy trì và nhân rộng kết quả dự án là rất khả thi.

Để thực hiện được định hướng của tỉnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, đã có những mô hình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học với nhiều điểm mới: các hóa chất sử dụng chủ yếu là vôi bột, muối hạt, tỏi xay nhuyễn và đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định các thông số môi trường trong ao và bổ sung các vi sinh vật có lợi; sử dụng máy quạt nước hoặc máy phun mưa để ổn định môi trường nước; ôxy luôn được duy trì với nồng độ cao cá không bị ngạt, giảm thiểu thời gian nổi đầu và tăng quá trình trao đổi chất.

Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả của mô hình nuôi cá thâm canh theo hướng an toàn sinh học, từ đó sẽ là cơ sở để người dân trong toàn tỉnh có điều kiện nuôi cá học tập và làm theo dự án.

Sau khi kết thúc dự án, đơn vị chủ trì dự án vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nuôi cá thương phẩm cá Rô phi, cá Trắm đen, cá chép lai, cá mè trắng ... để tiếp tục hướng dẫn bà con tại địa phương phát triển mô hình của dự án.

BBT