1. Đối tượng vật nuôi
 
Sử dụng đệm lót sinh học thích hợp đối với:
 
- Các giống lợn: Lợn thuần, lợn lai, lợn siêu nạc, lợn rừng.
 
- Các loại lợn: Nái chờ phối, nái chửa, lợn cai sữa, lợn dưới 60kg làphùhợp nhất.
 
- Mật độ nuôi: Lợn lớn là1,2m 2 đệm lót cho 1 con, lợn nhỏ là 0,8-1m2/con.
 
2. Nền và cấu trúc chuồng
 
- Nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng.
 
- Nếu là chuồng cũ cải tạo có thể phá nền cũ để tạo nền chuồng mới hoặc giữ guyên nền xi măng nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ có đường kính 4cm, cứ cách 30cm đục 1 lỗ để làm loại đệm lót có cao trình trên mặt đất.
 
- Máng ăn và vòi nước uống tự động đặt ở 2 phía đối diện nhau để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn cólợi cho lên men.
 
- Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót tối thiểu 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.
 
- Xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.
 
- Thiết kế hệ thống phun nước (phun mù) làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.
 
3. Xác định chiều cao nền chuồng
 
Xác định chiều cao nền chuồng so với mặt nước (ao, hồ, mương máng…) để phù hợp với một trong các loại đệm lót sau đây:
 
- Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất có độ sâu bằng độ dày của đệm lót. Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất đồi, vùng đất cao có chiều cao hơn mặt nước xung quanh 1m (ở tháng có mưa nhiều nhất).
 
- Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây tường bao cao hơn hoặc bằng so với độ dày của đệm lót. Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất thấp có chiều cao hơn mặt nước xung quanh chỉ khoảng 30- 40cm (ở tháng có mưa nhiều nhất).
 
- Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất có độ sâu bằng một nửa độ dày đệm lót.
 
Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất đồi, vùng đất cao có chiều cao hơn mặt nước xung quanh khoảng 60-70 cm (ở tháng có mưa nhiều nhất). Các loại đệm lót nêu trên phải luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng, hoặc giảm thời gian sử dụng đệm lót.
 
4. Độdày đệm lót
 
- Độ dày đệm lót: Đệm lót thường có độ dầy khoảng 60cm.
 
- Lưu ý: Khi làm đệm lót mới hoàn toàn cần tăng độ dày của đệm lót thêm 20% vì độ dày của đệm lót thường bị nén xuống khi lên men. Bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.
 
5. Nguyên liệu và cách phối trộn
 
- Cách lựa chọn nguyên liệu làm đệm lót: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng, không dễ bị mềm nhũn, có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích đối với lợn.
 
- Các nguyên liệu phù hợp: Mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc; trấu, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, xơ dừa. Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông cóthể để nguyên hoặc cắt, nghiền có kích thước 3 - 5mm.
 
- Cách phối trộn nguyên liệu làm đệm: Tùy thuộc nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phối trộn các nguyên liệu làm đệm lót.
 
6. Cách làm đệm lót (sử dụng chế phẩm Balasa N01)
 
Các bước làm đệm lót có độ dày 60cm cho 20m2 nền chuồng như sau:
 
a. Nguyên liệu
 
- Trấu và mùn cưa: Số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60cm (có thể thay bằng các nguyên liệu khác như vỏ lạc, bã mía, xơ dừa…).
 
- Bột ngô: 20kg (diện tích chuồng có thể lớn hoặc nhỏ hơn thì bột ngô có thể tăng giảm tương ứng nhưng men có thể giữ nguyên hoặc tăng lên).
 
- Chế phẩm Balasa N01: 1kg.
 
b. Công việc chuẩn bị
 
- Chuẩn bị mặt bằng: Nếu làm đệm lót chìm dưới mặt đất phải đào nền chuồng sâu xuống 60cm. Chỉ đào 2/3 diện tích nền chuồng để làm đệm lót, còn lại 1/3 diện tích dùng để láng xi măng hoặc lát gạch cho lợn nằm khi nhiệt độ bên ngoài cao. Nếu chuồng có diện tích nhỏthì làm đệm lót toàn bộ, khi nhiệt độ bên ngoài cao dùng tấm ván gỗ cơ động để cho lợn nằm.
 
- Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1kg chế phẩm Balasa N01, 15 kg bột ngô, 200 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15 0C thì dùng nước ấm) cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín. Để chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 1-2 ngày.
 
- Cách xử lý bột ngô: Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm. Chuẩn bị hỗn hợp bột ngôvà nước men này trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ.
 
c. Cách làm đệm lót:
 
- Bướ c 1: Rải lớp trấu dà y 30cm ra nền chuồng.
 
- Bước 2: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.
 
- Bước 3: Tiếp tục rải lớp mùn cưa đến độ dày là 30cm lên trên lớp trấu, vừa rải vừa phun nước sạch đều lên trên đến khi đạt độ ẩm khoảng 30%. Chú ý phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là đạt yêu cầu.
 
- Bước 4: Rải đều 5kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa.
 
- Bước 5: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đótưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa.
 
- Bước 6: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ mặt lớp mùn cưa.
 
- Bước 7: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng nilon.
 
- Bước 8: Để lên men 3-5 ngày. Bới sâu xuống 30cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu làđạt yêu cầu.
 
- Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn. Chúý: Dù làm với bất cứ loại nguyên liệu nào thì cũng cần phải làm thành hai lớp đệm để xử lý men trên hai lớp đó như hướng dẫn ở trên. Thời gian sử dụng đệm lót có thể duy trì trong thời gian 2-3 năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên cóthể duy trì thời gian sử dụng trên 4 năm./.
 
Văn Bằng