Trong năm 2018, Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh công tác phối giống cải tạo giống bò và cải tiến giống trâu dựa trên 2 phương thức: thụ tinh nhân tạo (vùng đồng bằng và núi thấp) và nhảy trực tiếp (vùng núi cao), kết quả đạt được rất đáng ghi nhận.
Chất lượng con giống tại Nghệ An ngày càng được cải thiện
Theo đó, phương thức phối bằng thụ tinh nhân tạo (TTNT) trên bò lai Zebu được thực hiện tại 16 huyện, thành thị trên địa bàn với 36.528 liều tinh, kết quả 24.352 con/kế hoạch 24.352 con có chửa, đạt 100%. Đối với bò bữa, tổng số liều tinh thực hiện là 1.300 liều, có 650 con có chửa, đạt 100% kế hoạch.
Về phối giống TTNT đối với trâu trong năm 2018 là 1.400 liều/kế hoạch 1.400 liều, tương ứng 700 con có chửa, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch.
Áp dụng theo Quyết định 50/CP, Trung tâm Giống chăn nuôi đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia cung ứng tinh lợn theo Công văn chỉ đạo của Sở và hợp đồng cung ứng với Chi cục Chăn nuôi - Thú y. Trung tâm đã cung ứng số lượng trên 50.000 liều tinh các loại cho các hộ.
Qua theo dõi thực tế, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, xây dựng thành công nhiều mô hình điểm. Điển hình là dự án “Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả” tại 2 xã Ngọc Sơn và Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu. Kết quả phối giống thành công 200 con có chửa, đạt tỷ lệ 100 %; mô hình ứng dụng TTNT giống bò Red Angus với đàn bò cái nền lai Zebu triển khai tại các xã Hưng Long, Hưng Nhân và Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên; phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi xây dựng mô chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại 3 xã Thanh Thủy, Thanh Mai, Thanh Ngọc huyện Thanh Chương quy mô 15.000 con, kết quả đã khảo sát chọn điểm, chọn hộ, hướng dẫn kỹ thuật và cấp con giống, thức ăn, nghiệm thu tổng kết mô hình đúng tiến độ...
Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức thành công chuyến tham quan mô hình chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam, qua đó giúp cho cán bộ chuyên ngành nâng cao năng lực, thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận mới.
Cùng với đó, Trung tâm đã tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về gia cấm cho 4 cán bộ kỹ thuật, mở lớp đào tạo cho 12 dẫn tinh viên phối giống TTNT bò. Tổ chức 15 lớp tập huấn kỹ thuật cho 900 lượt người chăn nuôi, 2 lớp TOT cho 60 cán bộ khuyến nông cấp xã, thôn bản.
Theo Nongnghiep.vn
Tin liên quan:
- Hội thảo khoa học: Mô hình chăn nuôi bò thịt lai (Blanc-Blue-Belge) thương phẩm thành hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (23-10-2024)
- Lạng Giang: Cán bộ khuyến nông thành công với mô hình vỗ béo bò thịt (30-08-2022)
- Nuôi thỏ, trồng rau công nghệ cao, nông dân giỏi ở Bắc Ninh là những tỷ phú, triệu phú (16-08-2022)