Nuôi thỏ hướng thịt thường chọn giống thỏ có tần vóc trung bình, trưởng thành có trọng lượng từ 4-5kg vì những loại thỏ này có vóc xương nhỏ, tỷ lệ thịt cao. Người nuôi thường ít khi chọn thỏ có tầm vóc to, trưởng thành đạt từ 10-11kg vì xương to, tỷ lệ thịt thấp. Sau đây là một số giống thỏ thịt phổ biến:
1. Thỏ Newzealand white
Toàn thân có lông màu trắng bông, lông dày, mắt đỏ, tầm vóc trung bình, thỏ trưởng thành nặng khoảng 4.5-5kg. Mỗi năm đẻ 5-6 lứa, mỗi lứa từ 6-7 con, thỏ con sau khi cai sữa được nuôi vỗ béo đến 90 ngày thì xuất bán.
2. Thỏ Califonia
Thỏ có lông màu trắng tuyết, tai màu đen, mũi, đuôi và 4 chân có màu tro hoặc đen. Thỏ trưởng thành nặng 4-4.5kg. 1 năm thỏ mẹ đẻ khoảng 5 lứ, mỗi lứa 5-6 con. Giống thỏ này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của nước ta, tỷ lệ thịt cao (55-58%), thích hợp nuôi lấy thịt.
3. Thỏ Sinsina
Giống thỏ Sinsina có 2 dòng: một dòng có trọng lượng 4.5-5kg khi trưởng thành, 1 dòng khác có trọng lượng nhỏ hơn, chỉ từ 2-2.5kg. Giống này đẻ trung bình từ 6-8 con mỗi lứa, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau.
4. Thỏ Việt Nam
Thỏ nước ta có nhiều dòng khác nhau, đã bị lai tạp nhiều, màu lông không thuần nhất. Khi trưởng thành nặng từ 2-3 kg. Thỏ có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm nhưng có khả năng chịu được điều kiện nuôi dưỡng thấp, sức chống chịu cao. Thỏ cái mỗi năm đẻ trung bình được 30 con.
Hiện nay thỏ Việt Nam thường được cho lai tạo với các giống thỏ nhập ngoại để cho năng suất cao hơn, dễ nuôi, nhanh lớn.
Muốn chăn nuôi thỏ có hiệu quả, việc chọn được đàn con giống tốt có vai trò rát quan trọng. Trong công tác giống thỏ, phương pháp chọn lọc giống hiện đại cho hiệu quả tốt nhất là chọn lọc quần thể, rồi trên cơ sở quần thể đã chọn sẽ tiến hành chọn lọc cá thể. Cụ thể tiến hành như sau:
1. Chọn lọc quần thể:
Phải căn cứ vào giá trị trung bình của các đặc tính sản xuất như số lứa đẻ trong năm, số con đẻ trong 1 lứa, … để chọn lọc và phải chọn cả gia đình. Kết quả sẽ giữ lại những gia đình thỏ đạt từ giá trị trung bình trở lên của giống, thải loại cả gia đình nếu chỉ đạt dưới giá trị trung bình của giống.
Đối với các giống thỏ nuôi lấy thịt có khối lượng trung bình, người ta chọn những gia đình thỏ đạt kết quả bình quân: 1 năm đẻ từ 5 lứa trở lên, mỗi lứa đẻ 6 con nuôi sống, khối lượng mỗi con khi sơ sinh là 50g, khối lượng sơ sinh cả ổ từ 300g trở lên.
2. Chọn lọc cá thể:
Ngoài những đặc tính sản xuất còn phải căn cứ vào đặc điểm ngoại hình của thỏ. Đối với thỏ nuôi lấy thịt nói chung ngoại hình phải có dạng thịt, 2 mông, thăn nở to. Để đăm bảo đặc điểm ngoại hình nên chọn thỏ lúc 5-6 tháng tuổi là tốt nhất, vì lúc này ngoại hình của thỏ đã phát triển đến mức hoàn thiện nhất.
Thứ nhất, phải chú ý đến bộ phận sinh dục của thỏ, cả con đực và con cái đều không được có khuyết tật ở bộ phận sinh dục: con đực có 2 hòn cà đề, dương vật rõ rệt; con cái có 8 vú trở lên, âm hộ bình thường. Chọn lọc cá thể bắt đầu từ lúc thỏ được 21 ngày tuổi (cân trọng lượng thỏ), đến 70 ngày tuổi mà thỏ không đáp ứng được năng suất cá thể thì phải thải loại ngay, đến 6 tháng tuổi mà không đáp ứng tiêu chuẩn ngoại hình thì lại tiếp tục loại (đo chiều dài thân và vòng ngực).
Về mặt dinh trưởng, thỏ giống phải đạt tiêu chuẩn như sau: bình quân trọng lượng 1 con lúc sơ sinh là 50g (thỏ ngoại) và 35g (thỏ nội); lúc 21 ngày tuổi đạt 250g (thỏ ngoại) và 200 g (thỏ nội); lúc 30 ngày tuổi đạt 500 g (thỏ ngoại) và 350g (thỏ nội), lúc 70 ngày tuổi tăng trưởng bình quân đạt 25-30g/ngày; trên 30g/ngày là xuất sắc. Trọng lượng xuất chuồng lúc 6 tháng tuổi đạt 3kg (thỏ ngoại) và 2-2,5kg (thỏ nội).
Phương pháp chọn lọc thỏ giống nói trên thường cho kết quả nhanh chóng, trực tiếp kiểm tra được năng suất cá thể, năng suất an hem trong một gia đình thỏ.
Trần Phượng
Tin liên quan:
- Cách chăm sóc và nuôi dường Nai (15-11-2023)
- Cách làm chuồng, thức ăn và đặc tính sinh sản của Nai (15-11-2023)
- Đặc điểm và tập tính sinh hoạt của con Nai (15-11-2023)