Hiện nay, trong thời điểm nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra; vì vậy, việc trồng cây gì, nuôi loài nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất luôn là vấn đề để người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã (ĐVHD), đặc biệt là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm như: Rắn hổ mang, Rắn ráo trâu, Kỳ đà...Vừa mang lại lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội; đồng thời giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ cho công tác bảo tồn loài trong môi trường hoang dã, duy trì nguồn gen động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Ảnh: Anh Phạm Văn Hùng, Nghĩa Phương, Lục Nam nuôi Kỳ đà
Hiện nay, trong thời điểm nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra; vì vậy, việc trồng cây gì, nuôi loài nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất luôn là vấn đề để người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã (ĐVHD), đặc biệt là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm như: Rắn hổ mang, Rắn ráo trâu, Kỳ đà...Vừa mang lại lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu xã hội; đồng thời giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, hỗ trợ cho công tác bảo tồn loài trong môi trường hoang dã, duy trì nguồn gen động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Trước đây, ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm chỉ được nuôi ở một vài huyện như: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, theo mô hình gia đình nhỏ lẻ, tự phát, kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác đã gây nuôi thành công và bán giống, quy mô chuồng trại không lớn, thậm chí nhiều hộ chỉ nuôi cho vui. Nhưng sau một thời gian, hiệu quả kinh tế thu được từ các loài ĐVHD này khá lớn, nên phong trào nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm phát triển ở hầu khắp các huyện, thành phố, có hộ phát triển theo hướng trang trại.
Trên địa bàn tỉnh có 04 hộ gia đình nuôi 11 cá thể gấu ngựa và 67 cơ sở (hộ gia đình) đang gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm (đã được Chi cục Kiểm lâm cấp giấy chứng nhận), với tổng số hơn 17 nghìn cá thể (gồm các loài: Rắn ráo trâu, Rắn hổ mang, Rắn sọc dưa, Cá sấu nước ngọt, Kỳ đà hoa vân, Kỳ đà hoa...).
Thời gian qua, để quản lý tốt các trại nuôi ĐVHD trên toàn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát tất cả các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn, hướng dẫn các hộ gia đình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD làm các thủ tục đăng ký trại nuôi theo quy định của pháp luật; chỉ những trại nuôi đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định mới được tiếp tục hoạt động. Tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND huyện rà soát, quy hoạch các trại, cơ sở nuôi ĐVHD, theo hướng từng bước di dời các trại, cơ sở nuôi có khả năng gây ảnh hưởng tới môi trường, ra khỏi khu dân cư và những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện, kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, các loài ĐVHD và các sản phẩm của chúng trái pháp luật.
Với hàng trăm hộ gia đình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã (thông thường và nguy cấp, quý, hiếm) đang phát triển trên địa bàn tỉnh, đã mở thêm hướng làm giàu cho người dân. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi theo hướng này cũng đặt ra bài toán đối với các ngành chức năng trong việc kiểm soát, quản lý. Đó là, hầu hết các mô hình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như hiện nay đều là mô hình gia đình nhỏ lẻ, tự phát, kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác; vì vậy, việc quản lý, kiểm soát tình hình nguồn giống, vệ sinh và dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung là tương đối khó khăn.
Thời gian qua, chưa có hộ chăn nuôi nào báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết là có vật nuôi nguồn gốc hoang dã mắc bệnh. Chính vì vậy rất khó có thể quản lý về dịch bệnh và người chịu thiệt hại vẫn là người chăn nuôi. Thời gian tới, các cơ quan chức năng cần quan tâm nhiều hơn nữa về công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý đối với đối tượng nuôi này, để đảm bảo cho người nuôi ĐVHD sản xuất bền vững. Mặt khác, để việc chăn nuôi các loài ĐVHD, đặc biệt là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, có hướng đi ổn định, thực sự trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người chăn nuôi, thì người nuôi cũng cần chủ động học hỏi những kiến thức chuyên môn đáp ứng yên cầu quản lý, kỹ thuật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh cho loài nuôi.
Nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi các loài ĐVHD, đặc biệt là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, trên địa bàn tỉnh đã và đang là hướng phát triển hứa hẹn nhiều thành công, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định, nhằm hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân./.
Ảnh: Anh Phạm Văn Hùng (Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang) với việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài: Kỳ đà vân, rắn ráo trâu, rắn hổ mang, đã góp phần bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; đồng thời, hàng năm đã đem lại thu nhập từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.
Trước đây, ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm chỉ được nuôi ở một vài huyện như: Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, theo mô hình gia đình nhỏ lẻ, tự phát, kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác đã gây nuôi thành công và bán giống, quy mô chuồng trại không lớn, thậm chí nhiều hộ chỉ nuôi cho vui. Nhưng sau một thời gian, hiệu quả kinh tế thu được từ các loài ĐVHD này khá lớn, nên phong trào nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm phát triển ở hầu khắp các huyện, thành phố, có hộ phát triển theo hướng trang trại.
Trên địa bàn tỉnh có 04 hộ gia đình nuôi 11 cá thể gấu ngựa và 67 cơ sở (hộ gia đình) đang gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm (đã được Chi cục Kiểm lâm cấp giấy chứng nhận), với tổng số hơn 17 nghìn cá thể (gồm các loài: Rắn ráo trâu, Rắn hổ mang, Rắn sọc dưa, Cá sấu nước ngọt, Kỳ đà hoa vân, Kỳ đà hoa...).
Thời gian qua, để quản lý tốt các trại nuôi ĐVHD trên toàn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát tất cả các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn, hướng dẫn các hộ gia đình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD làm các thủ tục đăng ký trại nuôi theo quy định của pháp luật; chỉ những trại nuôi đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định mới được tiếp tục hoạt động. Tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND huyện rà soát, quy hoạch các trại, cơ sở nuôi ĐVHD, theo hướng từng bước di dời các trại, cơ sở nuôi có khả năng gây ảnh hưởng tới môi trường, ra khỏi khu dân cư và những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện, kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, các loài ĐVHD và các sản phẩm của chúng trái pháp luật.
Với hàng trăm hộ gia đình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã (thông thường và nguy cấp, quý, hiếm) đang phát triển trên địa bàn tỉnh, đã mở thêm hướng làm giàu cho người dân. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi theo hướng này cũng đặt ra bài toán đối với các ngành chức năng trong việc kiểm soát, quản lý. Đó là, hầu hết các mô hình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như hiện nay đều là mô hình gia đình nhỏ lẻ, tự phát, kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do học hỏi kinh nghiệm của các hộ khác; vì vậy, việc quản lý, kiểm soát tình hình nguồn giống, vệ sinh và dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung là tương đối khó khăn.
Thời gian qua, chưa có hộ chăn nuôi nào báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết là có vật nuôi nguồn gốc hoang dã mắc bệnh. Chính vì vậy rất khó có thể quản lý về dịch bệnh và người chịu thiệt hại vẫn là người chăn nuôi. Thời gian tới, các cơ quan chức năng cần quan tâm nhiều hơn nữa về công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý đối với đối tượng nuôi này, để đảm bảo cho người nuôi ĐVHD sản xuất bền vững. Mặt khác, để việc chăn nuôi các loài ĐVHD, đặc biệt là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, có hướng đi ổn định, thực sự trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người chăn nuôi, thì người nuôi cũng cần chủ động học hỏi những kiến thức chuyên môn đáp ứng yên cầu quản lý, kỹ thuật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh cho loài nuôi.
Nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi các loài ĐVHD, đặc biệt là các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, trên địa bàn tỉnh đã và đang là hướng phát triển hứa hẹn nhiều thành công, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định, nhằm hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân./.
Văn Bằng
Tin liên quan:
- Cách chăm sóc và nuôi dường Nai (15-11-2023)
- Cách làm chuồng, thức ăn và đặc tính sinh sản của Nai (15-11-2023)
- Đặc điểm và tập tính sinh hoạt của con Nai (15-11-2023)