Ngày này với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật đã đưa nghề nuôi cá phát triển lên một trình độ mới đó là nuôi cá trong lồng. Nuôi cá lồng vừa khai thác tiềm năng mặt nước sông, suối, hồ chứa đồng thời lại cho năng suất cao và chủ động được trong quá trình đánh bắt và thu hoạch. Tuy nhiên, khi đưa cá vào nuôi trong lồng cần lựa chọn những nới có nguồn nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi các chất thải công nghiệp, hóa chất, đảm bảo dòng chảy có lưu tốc không quá 0.5m/s. Ngoài những điều kiện trên, khi nuôi cá trong lồng bà con cần chú ý quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gồm:
 
- Chuẩn bị Lồng nuôi: Lồng cá trước khi hạ thủy và thả cá cần phải cọ rửa sạch, phơi khô và đặt ngập chìm dưới nưới tối thiểu 1m, chọn vị trí cột neo chắc chắn.
 
- Chọn giống: Cá giống đưa vào thả phải khỏe mạnh, bươi lội nhanh, không thả cá đã bị xây xát, dị hình hoặc bơi lội yếu.
 
- Mật độ nuôi: tùy theo kích cỡ cá ta chọn mật độ thả cho phù hợp. Cá từ 8-12 cm/con mật độ thả là 150-100 con/m3; cá từ 12-15 cm/con mật độ thả là 100-90 con/m3; cá từ 15-20 cm/con mật độ thả là 80-60 con/m3.
 
- Cho cá ăn: Trắm cỏ tuyy ăn thực vật nhưng chúng có tính lựa chọn, nên hạnh chế dung các loại như: cỏ môi, cỏ dày, rong đuôi chó, lá khoai lang, khoai tây , cây họ đậu, lá dương, mầm cây sậy làm thức ăn cho cá. Tăng thức ăn chất bột như khoai, sắn, thóc mầm, ngô mầm vào thời kỳ sinh trưởng nhanh. Khi cá còn nhỏ nên sử dụng các loại thức ăn tươi, non mềm, băm nhỏ. Cho cá ăn làm nhiền lần trong ngày và tập trung năng  lượng vào sáng, chiều.
 
- Quản lý, chăm sóc cá: Trong quá trình nuôi cần vệ sinh thường xuyên lồng cá, nhất là 4 mặt xung quanh. Khi cọ rửa không lội vào lồng cá mà làm từ phía ngoài để tránh va chạm cá. Kiểm tra các bộ phận của lồng cá để kịp thời thay thế đặc biệt cần chú ý mặt đáy.
 
 

 
- Phòng và trị bệnh cho cá:
 
+ Phòng bệnh cho các: Cá nuôi trong lồng có thể mắc một số bệnh do ký sinh trùng như mỏ neo; đốm đỏ; nấm trên thân, trên mang, các vây; bệnh đường ruột.
 
Muốn phòng bệnh được tốt cần quan tâm ngay từ đầu các yếu tố kỹ thuật khi nuôi cá như: kiểm tra cá giống trước khi thả; không nên nuôi mật độ quá dầy; môi trường nuôi trong sạch; hạn chế việc đánh bắt cá khi nuôi để trách cá mất nhớt, xây xát; cho cá ăn thức ăn thích hợp, có lựa chọn, thức ăn cần rửa sạch trước khi cho ăn.
 
+ Trị bệnh cho cá:
 
                Bệnh trùng bánh xe, tá quản trùng, trùng loa kèn (thân cá có lớp chất nhớt màu trắng đục). Sử dụng dung dịch muối ăn 2% tắm cho cá từ 5 – 10 phút rồi vớt cá ra  nước sạch.
 
                Bệnh trùng quả dưa (thân, mang, vảy cá có những hạt nhỏ màu trắng đục). Sử dụng dung dịch xanh Malachit 5/10.000 tắm cho cá từ 5 – 10 phút.
 
                Bệnh trùng mỏ neo, đốm đỏ (bụng và lườn cá bị ứ máu, vây vi xơ xác, cá bơi lờ đờ); Sử dụng dung tịch tetracylin nồng độ 15mgr/lít nước tắm cho cá trong 10 phút.
 
                Bệnh nấm nước (lúc đầu thấy cá có một vài trấm nhỏ trắng, sau loang khắp mình cá). Sử dụng dung dịch muối 3% hoặc dung dịch thuốc tím 5/10.000 tắm cho cá trong 15-20 phút.
 
* Các bệnh trên có thể dùng thuốc nam gồm lá xoan, lá nghể, lá thầu dầu đập nát đựng trong bao với lượng 0,5 kg/1m3 nước rồi ngâm trong lồng cá.
 
- Thu hoạch cá: Dùng biện pháp thu tỉa thả bù để có sản  phẩm rải vụ và nâng cao năng suất lồng nuôi cá. Sauk hi thả giống 4 – 5 tháng thì thu tỉa lần thứ nhất để thả bù.
 
                                                                                                                      Hoàng Thoa