Trong thời gian qua để phát triển kinh tế xã hội việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở nông thôn miền núi đã có những chuyển biến tích cực.  Sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế; sản xuất theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Gắn phát triển nông lâm nghiệp với phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, miền núi.
 
   Đẩy nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số là ưu tiên hàng đầu. Thời gian qua, các ngành chức năng và địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ và bà con nông dân tham gia.Với nội dung đào tạo tập huấn là quy trình sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP,  kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học, quy trình sản xuất, chăm sóc và bảo quản sản phẩm cây ăn quả sau thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa, rau quả chế biến và nuôi trồng thủy sản…
 
   Một số thành quả đạt được trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nông thôn.
 
   Về trồng trọt: Những năm qua đã triển khai mô hình các giống lúa, giống lạc, giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh để thay các giống củ có năng suất thấp, chất lượng kém, trồng rừng diện tích lớn: Mô hình trồng nấm năng suất cao ở Lạng Giang, Tân Yên, trồng các loại cây ăn quả như cam đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi da xanh ở Lục Ngạn, Vải Thiều ở Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên…Mô hình trồng hoa ở Dĩnh Kế. Mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như máy làm đất, máy gặt đập liên hợp trong khâu thu hoạch lúa,  hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập và giải quyết được khâu thời vụ, giảm được công lao động.
 
 

 
Ảnh minh họa
 
   Trong chăn nuôi: Có mô hình chăn nuôi bò lai siêu thịt ở Tân Yên, kỹ thuật chăn nuôi gà đồi Yên Thế, Tân Yên, mô hình lợn nái ở Việt Yên và lợn sạch ở Tân Yên, chăn nuôi vịt thịt ăn toàn sinh học ở xã Đồng Sơn và Song Mai(TP Bắc Giang), nuôi thỏ dược liệu tại Sơn Động, mô hình nuôi hươu sao tại Tân Yên…
 
  Vậy để việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nông thôn được cao nhất và hiệu quả nhất cần:
 
   Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo hướng: Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như các cơ quan chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nông thôn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa học, kỹ thuật và công nghệ với các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Chú ý ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng hữu cơ, sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người  tiêu dùng, sản xuất theo quy trìnhVietGap. Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để chủ động phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi, đảm bảo sản xuất ổn định. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, tuyên truyền, xây dựng các mô hình trình diễn để cung cấp thông tin kịp thời, thuyết phục nông dân mạnh dạng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất .
 
  Tuy nhiên quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn giỏi trên địa bàn nông thôn miền núi còn  thiếu, cán bộ khuyến nông còn nhiều hạn chế, nguồn lực tài chính cho hoạt động KH&CN từ ngân sách còn thấp so với yêu cầu. Bên cạnh đó, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với độihttp://thongtinkhcn.com.vn/bitrix/images/1.gif ngũ làm công tác đánh giá hoạt động nghiên cứu chưa thỏa đáng, thị trường không bền vững. Việc nhân rộng các kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào thực tế đời sống còn chậm; lồng ghép các chương trình ứng dụng tiến bộ KH&CN còn lúng túng; ngân sách đầu tư cho KH&CN quá thấp; các đề tài KH&CN dàn trải, thiếu tập trung dẫn tới có một số đề tài/dự án hiệu quả không cao và chưa có nhiều dự án, mô hình có quy mô lớn.
 
    Khoa học công nghệ đã và đang góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội. Những kết quả hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng miền núi trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định. Đề nghị các ban ngành có liên quan tạo mọi điều kiện, tiếp tục đầu tư, hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ nhằm tạo điều kiện để nông dân tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất. 
 
Hồng Quân