Nhờ tham gia vào Dự án LCASP, sử dụng hầm khí sinh học biogas trong chăn nuôi, mấy năm nay ông Nguyễn Văn Quang, thôn Hồng Sơn, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng đã chuyển từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang quy mô trang trại. Từ đó, gia đình có điều kiện phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Một góc trang trại của gia đình ông Quang
Đưa chúng tôi thăm quan toàn bộ trang trại, ông Quang vui vẻ nói “gia đình tôi nuôi lợn từ năm 2006 với quy mô 10 con lợn nái, sau đó ông chuyển sang chăn nuôi quy mô 80 - 100 con lợn thịt mỗi năm. Năm 2017, khi được tuyên truyền về lợi ích của hầm khí sinh học biogas thuộc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (LCASP), gia đình đăng ký tham gia và được Dự án hỗ trợ xây dựng hầm khí biogas theo thiết kế kiểu KT2, thể tích hầm 70,6m3. Tham gia Dự án, gia đình tôi được hỗ trợ 50 triệu đồng/hầm”.
Trước đây, khi chưa có hầm khí biogas phân lợn chủ yếu xả thải xuống ao ô nhiễm đến môi trường nước trong ao nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh cho đàn cá gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá nuôi. Từ ngày có hầm khí chất thải được thải xuống hầm, gia đình vừa có ga đun nấu lại tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi vì vậy việc chăn nuôi được thuận lợi hơn. Năm 2019 do tình hình dịch tả lợn Châu Phi bùng phát nên tình hình chăn nuôi của gia đình cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nên gia đình vẫn để chống chuồng. Thay vào đó, chuyển hướng sang nuôi vịt thịt với quy mô trên 1.000 con mỗi lứa. Do có hầm biogas nên toàn bộ chất thải được đưa thẳng xuống hầm, vừa sạch sẽ lại vẫn duy trì gas đun cám, nấu nướng sinh hoạt.
Môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ nên vật nuôi đàn vịt sinh trưởng phát triển tốt. Mỗi năm gia đình ông Quang nuôi khoảng 4 lứa vịt, mỗi đàn 1.000 – 1.500 con, trừ chi phí thu được 200 - 300 triệu đồng/năm từ nuôi vịt. Bên cạnh đó, với 4 mẫu ao nuôi các loại cá như: cá rô phi, chép, trắm, mè gia đình thu được khoảng 25 tấn cá lãi vài trăm triệu đồng. Đặc biệt, từ khi có hầm khí biogas ngoài việc xử lý chất thải không làm ô nhiễm môi trường, nước từ hầm biogas dùng để tưới cho vườn cây ăn quả như chuối, ổi, cam… Cây hấp thụ tốt, chống được nhiều sâu bệnh, quả to, ngon, ngọt và tiết kiệm tiền mua phân hóa học.
Theo ông Trần Văn Luân - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Yên Dũng cho biết, từ ngày triển khai đến nay đã có 941 công trình hầm khí sinh học được lắp đặt tới các hộ chăn nuôi. Toàn bộ các công trình của Dự án LCASP đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân. Các hộ đều được cán bộ kỹ thuật của Dự án LCASP hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo trì các công trình khí sinh học nên việc sử dụng hầm biogas luôn đảm bảo an toàn. Có thể thấy rằng, việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hầm khí biogas vừa nâng cao giá trị kinh tế vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm được chi phí mua chất đốt lại tận dụng được nguồn nước tưới cho cây trồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều hộ dân.
Bài, ảnh: Trần Vĩnh
Một góc trang trại của gia đình ông Quang
Nhờ tham gia vào Dự án LCASP, sử dụng hầm khí sinh học biogas trong chăn nuôi, mấy năm nay ông Nguyễn Văn Quang, thôn Hồng Sơn, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng đã chuyển từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang quy mô trang trại. Từ đó, gia đình có điều kiện phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đưa chúng tôi thăm quan toàn bộ trang trại, ông Quang vui vẻ nói “gia đình tôi nuôi lợn từ năm 2006 với quy mô 10 con lợn nái, sau đó ông chuyển sang chăn nuôi quy mô 80 - 100 con lợn thịt mỗi năm. Năm 2017, khi được tuyên truyền về lợi ích của hầm khí sinh học biogas thuộc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (LCASP), gia đình đăng ký tham gia và được Dự án hỗ trợ xây dựng hầm khí biogas theo thiết kế kiểu KT2, thể tích hầm 70,6m3. Tham gia Dự án, gia đình tôi được hỗ trợ 50 triệu đồng/hầm”.
Trước đây, khi chưa có hầm khí biogas phân lợn chủ yếu xả thải xuống ao ô nhiễm đến môi trường nước trong ao nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh cho đàn cá gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá nuôi. Từ ngày có hầm khí chất thải được thải xuống hầm, gia đình vừa có ga đun nấu lại tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi vì vậy việc chăn nuôi được thuận lợi hơn. Năm 2019 do tình hình dịch tả lợn Châu Phi bùng phát nên tình hình chăn nuôi của gia đình cũng ít nhiều bị ảnh hưởng nên gia đình vẫn để chống chuồng. Thay vào đó, chuyển hướng sang nuôi vịt thịt với quy mô trên 1.000 con mỗi lứa. Do có hầm biogas nên toàn bộ chất thải được đưa thẳng xuống hầm, vừa sạch sẽ lại vẫn duy trì gas đun cám, nấu nướng sinh hoạt.
Môi trường chăn nuôi luôn sạch sẽ nên vật nuôi đàn vịt sinh trưởng phát triển tốt. Mỗi năm gia đình ông Quang nuôi khoảng 4 lứa vịt, mỗi đàn 1.000 – 1.500 con, trừ chi phí thu được 200 - 300 triệu đồng/năm từ nuôi vịt. Bên cạnh đó, với 4 mẫu ao nuôi các loại cá như: cá rô phi, chép, trắm, mè gia đình thu được khoảng 25 tấn cá lãi vài trăm triệu đồng. Đặc biệt, từ khi có hầm khí biogas ngoài việc xử lý chất thải không làm ô nhiễm môi trường, nước từ hầm biogas dùng để tưới cho vườn cây ăn quả như chuối, ổi, cam… Cây hấp thụ tốt, chống được nhiều sâu bệnh, quả to, ngon, ngọt và tiết kiệm tiền mua phân hóa học.
Theo ông Trần Văn Luân - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Yên Dũng cho biết, từ ngày triển khai đến nay đã có 941 công trình hầm khí sinh học được lắp đặt tới các hộ chăn nuôi. Toàn bộ các công trình của Dự án LCASP đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con nông dân. Các hộ đều được cán bộ kỹ thuật của Dự án LCASP hướng dẫn kỹ thuật vận hành và bảo trì các công trình khí sinh học nên việc sử dụng hầm biogas luôn đảm bảo an toàn. Có thể thấy rằng, việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hầm khí biogas vừa nâng cao giá trị kinh tế vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm được chi phí mua chất đốt lại tận dụng được nguồn nước tưới cho cây trồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều hộ dân.
Bài, ảnh: Trần Vĩnh