Xác định việc đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Qua đó, Sở Nông nghiệp &PTNT vừa xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch số 302/KH-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang, đồng thời, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, dự án, cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Theo Kế hoạch, quy hoạch các loại cây lương thực với diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh đến 2025 là 286.660 ha, đến 2030 là 271.694 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp năm 2025 là 124.450 ha, đến 2030 là 121.869 ha (đất trồng lúa năm 2025 là 61.190 ha, năm 2030 là 51.207 ha), đất trồng cây hàng năm khác năm 2025 là 8.060 ha, năm 2030 là 6.612 ha.
Để đảm bảo an ninh lương thực cần giữ ổn định diện tích đất trồng lúa theo chỉ đạo của Chính phủ
Với diện tích gieo trồng và sản lượng các loại cây lương thực có hạt năm 2025 là 107.300 ha, sản lượng trên 624 nghìn tấn; đến năm 2030 là 103.300 ha, sản lượng 623,7 nghìn tấn.
Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh đến năm 2025 là 26,46 triệu con, sản lượng thịt hơi các loại gần 260 nghìn tấn, trứng gia cầm 250 triệu quả; đến năm 2030, tổng đàn gia súc, gia cầm 35,64 triệu con, sản lượng trên 302 nghìn tấn, trứng gia cầm 300 triệu quả.
Diện tích nuôi trồng thủy sản các loại toàn tỉnh năm 2025 là 12.500 ha, sản lượng 55 nghìn tấn; năm 2030 là 12.700 ha, sản lượng 60 nghìn tấn.
Nâng cao tỷ lệ sản xuất nông nghiệp theo quy trình, tiêu chuẩn (GAP) và tiêu chuẩn an toàn, đến năm 2025, lĩnh vực trồng trọt đạt 60%, chăn nuôi 46,7%, thủy sản 55%; các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm đạt 96%. Đến năm 2030, lĩnh vực trồng trọt đạt 76,7%, chăn nuôi 70%, thủy sản 80%, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đạt 100%.
Đồng thời, tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo các trục sản phẩm “nhóm sản phẩm chủ lực” và “nhóm sản phẩm địa phương” (OCOP) nhằm khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng, của từng địa phương. Đến 2025, phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 70 loại sản phẩm OCOP, trong đó có 03 sản phẩm đạt 5 sao (sản phẩm đạt 90-100 điểm, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế), bao gồm: Vải thiều Lục Ngạn, rượu Làng Vân, mỳ Chũ và khoảng 30-40% hợp tác xã nông nghiệp tham gia chương trình OCOP. Đến năm 2030, tập trung phát triển, tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Tiêu chuẩn hóa 30-40 sản phẩm OCOP/năm, phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh có khoảng 400 sản phẩm xếp hạng từ 3 sao trở lên (trong đó có 3-5 sản phẩm 5 sao, 120-150 sản phẩm 4 sao, còn lại là sản phẩm 3 sao); triển khai thực hiện xây dựng các mô hình làng văn hóa du lịch, các điểm trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại các điểm di tích, danh thắng, khu bảo tồn, khu du lịch…
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng về sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2021-2030 từ 1,5%-1,6%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 đối với nông nghiệp 30%; tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp đảm bảo theo các tiêu chuẩn an toàn lĩnh vực trồng trọt đạt trên 70%, chăn nuôi trên 80%, thủy sản trên 70%, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 48.700 ha; sản lượng lương thực và thực phẩm hàng năm đạt trên 986 nghìn tấn và 213,7 triệu quả trứng để cung cấp đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại sản phẩm như thịt, trứng, sữa, rau quả chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân…
Để kế hoạch thực hiện đạt kết quả tốt, Sở Nông nghiệp &PTNT chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban trực thuộc quán triệt sâu sắc nội dung của kế hoạch đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và xác định đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Do vậy, cần giữ ổn định diện tích đất trồng lúa theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện rõ từng vừng sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân.
Theo https://snnptnt.bacgiang.gov.vn/
- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác khoai tây theo công nghệ Hàn Quốc (12-11-2024)
- Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận logo chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” cho sản phẩm quả na dai của huyện Lục Nam (21-10-2024)
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (28-08-2024)