Làm cỏ, xới xáo:
- Thời kỳ cây con: khoảng 20-30 ngày xới xáo, làm cỏ quanh gốc xới cách gốc 20 – 30 cm.
- Khi cành nho đã giao tán cỏ phát triển chậm, cần làm cỏ khi thấy cỏ xuất hiện kết hợp xới nhẹ để phá váng và giúp đất được thông thoáng. Một năm nên xới sâu (khoảng 30 – 40 cm) một lần để tạo bộ rễ mới, thường tiến hành sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân.
- Sau mỗi vụ thu hoạch cần làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi sung quanh vườn nho để loại trừ cỏ dại, nơi ẩn nấp của sâu bệnh hai.
Tưới nước:
- Giai đoạn cây con: Tưới đẫm nước cho cây ngay sau khi trồng, sau đó tùy theo thời tiết định kỳ từ 2 - 3 ngày tưới nước một lần, luôn đảm bảo độ ẩm đất đạt được từ 60 - 70%.
- Giai đoạn cây cho ra quả: Sử dụng hệ thống tưới định kỳ 7 - 10 ngày một lần, mỗi lần tưới khoảng 5 lít nước/gốc. Kết hợp tưới phân trong mỗi lần tưới nước. Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày để làm tăng chất lượng cho nho, làm cho quả không bị mềm sau khi thu hoạch, tăng thời gian bảo quản sản phẩm.
Bón phân:
- Thời kỳ cây con
* Bón lót:bón toàn bộ vôi, phân chuồng và lân.
- Liều lượng phân bón tính cho 1 gốc: 8 - 10 kg phân chuồng hoai mục( hoặc 4 kg phân vi sinh) + 0,5 kg Supe lân.
- Phương pháp bón: Cho phân chuồng và lân vào hố đã đào, trộn đều phân với đất sau đó rắc thêm một lớp đất mỏng lên bề mặt trước khi trồng cây để tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Tưới nhử: sau khi trồng được 7- 10 ngày tiến hành tưới nhử lượng phân bón: 2000 gam đạm Ure pha với 1000 lít nước, tưới đều cho mỗi gốc 2 lít nước định kỳ 1 tuần tưới 1 lần, đối với những cây còi cọc, có thể tưới bổ sung phân humic để kích rễ phát triển, liều lượng 3%.
* Bón thúc:Sử dụng 2 phương pháp là bón vào đất và tưới phân định kỳ.
- Bón thúc vào đất: Bón thúc một lần sau khi trồng cây 120 ngày (thường vào tháng 7 hàng năm). Khi bón kết hợp với xới đất mặt luống và làm cỏ.
+ Liều lượng bón tính cho gốc : 2 kg phân vi sinh( Hoặc 5 kg phân chuồng hoai mục )+ 0,2 kg NPK 13-13-13+TE cho một gốc nho.
+ Phương pháp bón: Đào rãnh dọc một bên luống cách gốc nho 30 cm, rãnh rộng 20cm, sâu 20 cm, rắc đều phân theo rãnh và lấp đất.
- Bón thúc bằng hệ thống tưới định kỳ: Định kỳ 7- 10 ngày một lần tưới phân với lượng 2 kg Đạm Urea + 2 kg Kaliclorua + 2 kg Supe lân hòa với 1000 lít nước, tưới mỗi gốc nho 5 lít nước.
- Thời kỳ ra hoa – nuôi quả: Thời kỳ cho quả kéo dài 4 tháng/năm.
Bón thúc:Sử dụng các loại phân cao cấp NPK 20-20-20+TE ,.... Phân được hòa với nước và tưới định kỳ 10 ngày/lần.
Bón bằng cách đào rãnh dọc theo 1 bên luống sau đó dùng cuốc xới nhẹ lấp phân kết hợp tưới ẩm.
Trường hợp nho phát triển kém hoặc bộ rễ bị thương tổn, có thể sử dụng thêm phân bón lá như: Agrostim, K-humat, …Có thể sử dụng một số loại phân bón lá có hàm lượng Canxi cao như CanxiBoron vào các giai đoạn trước khi ra hoa, sau đậu quả và lần cuối cùng là khi quả lớn.
Cắt cành
- Thời vụ cắt cành:Mỗi năm nên cắt cành 2 vụ chính:
- Vụ Đông Xuân (tháng 12-2 dương lịch), cắt cành tháng 12-2 thu hoạch tháng 5-6 dương lịch.
- Vụ Hè Thu (tháng 8-9 dương lịch), cắt cành tháng 8-9, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch.
Nên cắt cành vào ngày nắng ấm, nhiệt độ từ 22- 25oC tiến hành cắt cành.
- Kỹ thuật cắt cành:
- Tiến hành cắt khi cây nho ở trong tình trạng khỏe (Rễ trắng nhiều, ngọn nho ra lá mới, cành rẽ…).
- Vị trí cắt thường để lại 3-5 mắt của cành cắt, tùy theo chiều dài, đường kính, sự hóa gổ của cành và tùy theo mùa vụ. Tùy theo tình trạng cây khỏe yếu mà để lại số mắt nhiều hay ít.
- Sau khi cắt xong cần phun thuốc để tiêu diệt mầm sâu
Buộc cành, tỉa chồi nách, tỉa quả:
- Ngay sau khi cắt cành cần buộc và phân chia lại số cành, định đều trên giàn, thường xuyên loại bỏ những cành yếu.
- Duy trì mật độ cành cấp 2, cành nuôi quả: 8 -10 cành/cây
- Buộc cành 2 lần trước khi hoa nở, kết hợp tỉa bỏ bớt chồi nách.
- Tỉa quả:Tiến hành tỉa khi quả có đường kính khoảng 0,5 - 1cm, đối với chùm quả dài, có thể cắt ngắn lại, mỗi 1 chùm để từ 17 -18 nhánh nho. Chú ý khi tỉa quả phải đều về các phía và ở giữa phía trong chùm quả trung bình để từ 60 – 70 quả/chùm.
Bao chùm quả:
Bao chùm quả có tác dụng tăng năng suất và chất lượng quả nho, đặc biệt có hiệu quả phòng trừ một số sâu bệnh hại nho như bệnh thán thư, phấn trắng, nấm cuống, bọ trĩ, rệp sáp...
Bao chùm quả bằng túi chuyên dụng cắt đáy vào thời điểm thích hợp sau khi quả bắt đầu chuyển sang mầu.
Cần xử lý thuốc trừ các sâu bệnh chính trên giàn nho trước khi bao chùm quả, tốt nhất là phun trước khi bao quả 2 ngày các loại thuốc trừ nấm, vi khuẩn….
BBT