Hiện nay, thì tất cả các dấu hiệu, các loại bệnh xảy ra trên ốc nhồi đều xuất phát từ nguyên nhân nguồn nước. Do đó, để phòng bệnh cho ốc nhồi thì việc đảm bảo môi trường nước là rất quan trọng. Không nên nuôi mật độ quá dầy vì ốc phải cạnh tranh giành thức ăn, gây tốn năng lượng, giảm sức đề kháng, tạo nhiều chất thải hơn gây ô nhiễm môi trường.
Thường xuyên kiểm tra, quan sát môi trường nước. Nếu thấy nước có hiện tượng bẩn, bốc mùi hôi phải thay nước. Cần dùng một số chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi như: chế phẩm Soil-pro, liều lượng 01kg/5.000m2, sử dụng hoà tan chế phẩm trong nước và tạt đều xuống ao; hoặc sử dụng chế phẩm Nano bạc Silver 1000, pha 1000ml dung dịch chế phẩm vào 100 lít nước, tạt đều cho 5000m3 ao nuôi; hoặc chế phẩm Aqua Clear- S, liều lượng 01kg/4.000m2….nhằm giảm các khí độc trong ao và giảm sự tích tụ các chất hữu cơ ở đáy ao, đảm bảo môi trường nuôi sạch, an toàn cho ốc phát triển.
Không nên nuôi mật độ quá dày vì ốc phải cạnh tranh giành thức ăn, gây tốn năng lượng, giảm sức đề kháng, tạo nhiều chất thải hơn gây ô nhiễm môi trường.
Bổ sung thêm thêm Vitamin C và khoáng chất vào khẩu phần ăn của ốc làm tăng sức đề kháng bệnh.
Kiểm tra ốc hàng ngày, phát hiện nhanh các con ốc bị bệnh và cách ly khu vực riêng để điều trị: Nuôi ốc nhồi cần lưu ý đến bệnh sưng vòi, là bệnh nguy hiểm nhất trên ốc, dễ gây chết hàng loạt. Nếu quan sát thấy ốc có dấu hiệu bỏ ăn, vòi bị sưng to, có mùi hôi cần phải cách ly ngay để xử lý bệnh, tránh dịch lây lan (dùng thuốc điều trị Antigerm đặc trị bệnh sưng vòi. Sau khi ốc khỏi bệnh mới thả vào ao nuôi. Ngoài ra ốc nhồi còn mắc bệnh ký sinh trùng, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn…nên phải kiểm tra, giám sát ao nuôi thường xuyên và điều trị bệnh kịp thời.
Ngoài ra ốc nhồi cũng rất dễ mắc bệnh ký sinh trùng. Để phòng bệnh cần khử trùng kỹ trước khi nuôi như: Quá trình cải tạo đáy ao (đối với ao đất) cần sử dụng vôi khử trùng kỹ; và khử trùng định kỳ trong thời gian nuôi để diệt các mầm bệnh ký sinh trùng như Idodine, Povidine, nước muỗi loãng, Pronopol, BKC… ; Tránh cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn trong ao, thức ăn dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vớt đáy ao hoặc xả đáy 20 – 30% nước định kỳ. Sục khí tăng lượng Oxy hòa tan => Oxy hòa tan giúp làm giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao. Có thể dùng thêm Yucca xử lý khí độc (nhưng không quá lạm dụng). Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh (Probiotics) GreenPond SE – USA tạt định kỳ 1-2 lần/tuần để xử lý bùn bẩn đáy ao, cải thiện môi trường, hãm ký sinh trùng vi khuẩn phát triển. Giảm các bệnh tiêu hóa; ổn định PH, giảm stress cho ốc… Hiệu quả cấp tốc sau 2-3 giờ sử dụng. Trộn 1 gói (100gram) cho 10 lít nước tạt cho 2000m3 nước/ 5 ngày 1 lần. Hiện nay vẫn chưa có cách đặc trị bệnh do ký sinh trùng gây ra ở Ốc. Do đó bà con cần theo dõi phát hiện bệnh sớm, nhặt ốc chết, sục oxy đáy và thay nước thường xuyên. Dùng hóa chất diệt khuẩn và vi sinh xử lý môi trường nước.
Trên đây, là cách phòng tránh một số bệnh thường gặp trên ốc nhồi ta. Chúc bà con thành công./.
BBT
- Cách chăm sóc và nuôi dường Nai (15-11-2023)
- Cách làm chuồng, thức ăn và đặc tính sinh sản của Nai (15-11-2023)
- Đặc điểm và tập tính sinh hoạt của con Nai (15-11-2023)