Hình ảnh: Dúi ăn các loại thức ăn cứng để mài răng

            Giống như các loài khác, loài chuột nứa này cũng có những tập tính chung để thích nghi với điều kiện môi trường sống và đặc điểm của bản thân. Dưới đây sẽ là những tập tính hay gặp ở loài dúi .

1. Đặc tính sinh học

- Dúi là một loài động vật gặm nhấm có tên khoa học là Rhyzomys pruinosus thuộc chi Rhyzomys. Chúng phân bố ở nhiều vùng của nước ta và được sắp xếp thành 4 loại: Dúi má vàng, Dúi mốc lớn, Dúi mốc nhỏ và Dúi nâu.

- Sống thành bầy đàn từ 3 - 5 con và mỗi đàn đều có một con đực làm đầu đàn;

- Bản tính nhút nhát, tự đào hang và sống trong đó, hầu như không ra khỏi hang, chỉ ra vào ban đêm để tìm thức ăn.

- Nguồn thức ăn phong phú tùy thuộc vào môi trường sống.

- Dúi ăn ít nhưng lại mắn đẻ đẻ nhiều, mỗi năm một con cái có thể đẻ được từ 3 - 4 lứa, mỗi lứa khoảng 2 - 3 con.

- Dúi không có khả năng chịu lạnh, dưới 10 - 12 độ C chúng sẽ bỏ ăn, không hoạt động và chết.

2. Phân bố, đặc điểm ngoại hình

          Con Dúi còn có tên gọi khác là chuột nứa, chuột dúi, chuột tre, chuột lách.
Đây là loại động vật thuộc lớp thú và một phần họ gặm nhấm. Dúi là một con vật được biết đến phân bố chủ yếu ở các vạt rừng tre nứa Phía Bắc.
          Dúi có mình tròn trịa giống heo, rụt rịt không cổ, phủ dầy lông như heo rừng. Dúi trông khá giống chuột ở đôi mắt nhỏ, lồi, tròn, đen như hạt nhãn. Đôi tai của dúi tròn nhỏ, bốn chân bén móng vuốt và đuôi giống như đuôi chuột. Dúi còn giống với thỏ ở bộ ria, mũi, mõm và giống nhất là hai cặp răng cửa trên. Hai cặp răng cửa trên của dúi to bản và khỏe, thích hợp để đào hang và gặm thức ăn.
         Những con dúi trưởng thành thường có chiều dài thân khoảng 25 – 35cm, chiều dài đuôi khoảng 7 – 12cm, đuôi dúi không có lông. Trọng lượng dúi dao động trong khoảng 0,7 – 3 kg/con. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng dúi trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng do săn bắt.

          3. Tập tính

          Dúi là loài gặm nhấm sống ở dưới mặt đất, mọi hoạt động đều diễn ra trong hang. Trong tự nhiên, dúi sống trong các hang tự đào ở những khu rừng có nhiều tre, nứa. Dúi có bộ răng cứng và chắc khỏe, răng của chúng thường xuyên dài ra vì vậy chúng phải gặm nhấm những loại thức ăn cứng để mài răng.Thức ăn chủ yếu của dúi là củ, rễ cây của các loài thực vật họ cỏ. Chúng thường đi ăn vào ban đêm và ngủ vào ban ngày. Ban ngày dúi ngủ trong hang, ban đêm chúng di chuyển trên mặt đất để kiếm ăn.

        Đối với các loại dúi đàn, chúng thường sống thành các bầy đàn trong tự nhiên và sẽ có con đầu đàn. Trong quá trình kiếm ăn chúng cũng đi thành từng đàn. Đối với loại dúi độc, chúng thường sống một mình cho kỳ sinh sản chúng mới tìm đến nhau để duy trì giống nòi.

 

        Khi được thuần hóa, thì một số tập tính trong tự nhiên của dúi cũng bị thay đổi. Từ đó, kỹ thuật chăn nuôi dúi cũng không quá phức tạp.

BBT