Hình ảnh: Dúi có dấu hiệu động đực

1.  Quy cách con giống:

Giống Dúi mốc nhỏ 7-8 tháng tuổi, trọng lượng trên 1,6 kg/con, khỏe mạnh không bị bệnh, không có dị tật, được mua tại các trang trại chăn nuôi đã có giấy chứng nhận của Chi cục Kiểm lâm địa phương.

2. Chuồng trại:

Đảm bảo kiên cố và chắc chắn, hạn chế ánh sáng chiếu vào, sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không bị mưa tạt; thiết kế chuồng nuôi dúi cần chọn vị trí yên tĩnh và không có các loại động vật khác (chó, mèo, chuột, rắn...) gây hại. Nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch có độ dốc 1-2 độ để thuận tiện cho việc vệ sinh, mái chuồng nuôi dúi được lợp bằng lá hoặc tôn xốp để đảm bảo mát cho đàn dúi. Trong chuồng nuôi dúi sinh sản được chia thành các ô có chiều rộng 60 cm, chiều dài 60 cm, chiều cao 60 cm. Mỗi ô nuôi 01 dúi cái sinh sản hoặc 01 dúi đực.

3. Thức ăn:

Chủ yếu là rễ, củ (măng), thân của các loại cây họ tre trúc, mía, cỏ voi, khoai, sắn, hạt ngũ cốc, thức ăn hỗ hợp, các loại rau xanh như rau muống, rau cần, cây ...

-  Khẩu phần ăn nuôi dúi sinh sản:


Bảng 1: Khẩu phần ăn nuôi dúi sinh sản
(Đơn vị tính: Gram/con/ngày)

TT

Thức ăn

Tháng tuổi

7- 9

10- 21

I

Thức ăn thô xanh

 

 

1

Măng, thân cây tre, mía, cỏ voi

250

350

II

Thức ăn tinh

 

 

1

Hạt ngũ cốc (thóc, đậu, ngô…)

15

20

2

Thức ăn hỗn hợp bổ sung (Thức ăn nuôi trâu bò)

 

15

 

Cho dúi ăn 2 lần/ngày: Lần 1 từ 6-8 giờ cho ăn 1/3 lượng thức ăn thô xanh; Lần 2 từ 17 – 19 giờ cho ăn 2/3 lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh.

Khi cho ăn cần quan sát trong khoảng 12h sau khi cho ăn, nếu dúi bỏ thừa thức ăn thì lần sau sẽ giảm bớt thức ăn, nếu chúng ăn hết thì lần sau có thể bổ sung thêm. Sau 12 h thức ăn thừa cần bỏ đi vì không đảm bảo dễ sinh nấm mốc khiến dúi bị tiêu chảy.

-  Ghép đôi giao phối: Khi phát hiện dúi cái có biểu hiện động đực tiến hành thả dúi cái vào chuồng dúi đực, trường hợp cắn nhau thì phải chuyển sang con đực khác, ghép đôi để phối giống trong thời gian 2-3 ngày sau đó tách Dúi cái đưa về chuồng đẻ, nuôi 01 côn/ô chuồng trong suốt thời gian mang thái 45 ngày và đẻ nuôi con 45 ngày (dúi mang thai khoảng 45 ngày), sau 45 ngày đẻ tách riêng dúi con để nuôi thương phẩm để dúi mẹ nghỉ ngơi và chuẩn bị phối giống lần sau. Sau khi phối giống, để dúi đực nghỉ 5-7 ngày sau tiếp tục cho phối giống với con dúi cái khác.

- Chăm sóc dúi mang thai và đẻ: Trong thời gian dúi mang thai (45 ngày) cần đảm bảo không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ thức ăn và dinh dưỡng, đặc biệt cần tăng khẩu phần măng tre, mía, các loại ngô, khoai, sắn... Dùng giấy, lá khô hoặc lá chuối để lót ổ chuẩn bị cho dúi đẻ. Dúi đẻ tự nhiên, thường không cần sự hỗ trợ của con người. Khi dúi đẻ, người nuôi không nên xem, sờ hoặc bắt dúi con.

- Chăm sóc dúi con từ sơ sinh đến 45 ngày: Dúi mới sinh ra không có lông, sau 10 ngày thì bắt đầu mọc lông, chậm mở mắt nhưng biết ăn từ khi chưa mở mắt. Sau khoảng 10 ngày người nuôi có thể tiếp cận dúi con để thuận tiện cho việc chăm sóc. Dúi con được 20 ngày bắt đầu cho tập ăn măng, mía. Sau 45 ngày tách mẹ để nuôi thương phẩm hoặc tiếp tục nuôi lấy giống. Nếu không tách mẹ thì dúi mẹ sẽ tiếp tục nuôi con và không có biểu hiện động đực.
         -  Theo dõi đánh giá các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ, số lứa đẻ/năm, số con/lứa, trọng lượng sơ sinh, tỷ lệ sống sau 45 ngày đẻ, tỷ lệ dị tật, tình hình dịch bệnh và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi giống Dúi mốc nhỏ sinh sản.

BBT