Hình ảnh: Chuồng nuôi dúi
Dúi là loài gặm nhấm sống ở dưới mặt đất, mọi hoạt động đều diễn ra trong hang. Trong tự nhiên, dúi sống trong các hang tự đào ở những khu rừng có nhiềutre, nứa. Dúi có bộ răng cứng và chắc khỏe, răng của chúng thường xuyên dài ra vì vậy chúng phải gặm nhấm những loại thức ăn cứng để mài răng. Thức ăn chủ yếu của dúi là củ, rễ cây của các loài thực vật họ cỏ. Chúng thường đi ăn vào ban đêm và ngủ vào ban ngày. Ban ngày dúi ngủ trong hang, ban đêm chúng di chuyển trên mặt đất để kiếm ăn.
Đối với các loại dúi đàn, chúng thường sống thành các bầy đàn trong tự nhiên và sẽ có con đầu đàn. Trong quá trình kiếm ăn chúng cũng đi thành từng đàn. Đối với loại dúi độc, chúng thường sống một mình cho kỳ sinh sản chúng mới tìm đến nhau để duy trì giống nòi. Khi được thuần hóa, thì một số tập tính trong tự nhiên của dúi cũng bị thay đổi. Từ đó, kỹ thuật chăn nuôi dúi cũng không quá phức tạp.
Khi thiết kế chuồng nuôi dúi trong nhà, cần chú ý trong chuồng phải được thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nếu mái che lợp bằng lá, phải đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh nắng rọi vào chuồng. Bố trí làm chuồng ở các khu vực
yên tĩnh. Đây là điều cần phải đặc biệt lưu ý trong kỹ thuật chăn nuôi dúi. Nền chuồng láng xi măng thuận tiện cho việc vệ sinh. Nền có độ dốc 1 - 2%, dày từ 8 - 10cm để chúng không đào hang. Ngoài ra, xung quanh chuồng nuôi nên quây lưới thép B40 để bảo vệ dúi, đề phòng trộm cắp.
Có thể dùng chế phẩm sinh học EMIC để làm đệm lót sinh học giúp khử mùi hôi trong chuồng của dúi và giúp ngăn chặn vi sinh vật kí sinh có điều kiện phát triển.Đối với chuồng nuôi dúi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2m2 trở
lên, xây tường cao 60 - 70cm trở lên, bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Mỗi ô chuồng như trên sẽ nuôi từ 18-25 con dúi thương phẩm.
Người chăn nuôi có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi dúi sinh sản. Tuy nhiên cần phải nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản. Nếu không khi sinh, dúi con sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể dúi mẹ cũng ăn con của mình.
Trong một chuồng (nhà) nuôi dúi có thể thiết kế nhiều ô chuồng nuôi dúi thương phẩm và nhiều ô chuồng nuôi dúi sinh sản, tùy thuộc vào diện tích của nhà nuôi dúi.
BBT
- Cách chăm sóc và nuôi dường Nai (15-11-2023)
- Cách làm chuồng, thức ăn và đặc tính sinh sản của Nai (15-11-2023)
- Đặc điểm và tập tính sinh hoạt của con Nai (15-11-2023)