1. Vệ sinh chuồng

- Với chuồng nuôi dúi không làm đệm lót sinh học thì 2 ngày/lần tiến hành quét, hót toàn bộ phân dúi và thức ăn thừa ra ngoài để đảm bảo chuồng nuôi dúi luôn khô, sạch sẽ và dúi không ăn phải các loại thức ăn dư thừa bị ôi thiu, mốc. Phân và thức ăn dư thừa sau khi hót ra được ủ với chế phẩm sinh học Emic để làm phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt 1 gói chế phẩm Emic (200 gram) ủ được 500kg phân dúi.

- Nền chuồng nuôi dúi nên sử dụng chế phẩm sinh học Emic và mùn cưa để làm đệm lót sinh học với độ dày 10cm nhằm giảm mùi trong chuồng nuôi, giảm nhân công quét dọn phân, thức ăn thừa mà vẫn đảm bảo chuồng nuôi luôn khô,sạch.

2. Công tác phòng bệnh

Để phòng bệnh trên dúi thương phẩm, người chăn nuôi cần làm tốt các công
việc sau:

- Chuồng trại nuôi dúi phải đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông; được xây dựng ở những nơi yên tĩnh và thoáng mát, không để nước mưa và ánhnắng hắt vào chuồng. Chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ.

- Xung quanh chuồng nuôi dúi luôn được phát quang, không đọng nước để tránh sự cư trú của chuột và các côn trùng gây hại.

- Hàng tháng nên tiến hành vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi dúi, hàng tuần rửa và phun thuốc sát trùng các dụng cụ chăn nuôi.

- Nếu không làm đệm lót sinh học cho chuồng nuôi dúi cần vệ sinh nền chuồng hàng ngày, tránh để nền chuồng bị ẩm ướt, tồn đọng thức ăn bị ẩm mốc, ôi thiu.

- Ngoài cửa chuồng nuôi nên có hố sát trùng rộng 50 cm, dài 70 cm, sâu 30cm để chứa nước vôi có tác dụng sát khuẩn trước khi vào chuồng nuôi. Thay quần áo bảo hộ lao động trước khi vào chuồng nuôi dúi, quần áo bảo hộ được giặt sạch định kỳ 2 ngày/lần.

- Hạn chế cho khách tham quan, người lạ vào khu vực chăn nuôi. Không nuôi dúi với các loại vật nuôi khác trong cùng một khu chăn nuôi.

 - Nguồn thức ăn phải có xuất xứ rõ ràng, không chứa chất độc hại. Thức ăn tươi mới, được bảo quản tốt nhất.

Con dúi là động vật hoang dã mới được thuần hóa trong những năm gần đây, sức đề kháng mạnh vì thế nên ít mắc dịch bệnh. Đây cũng là một trong những lý do nhiều hộ chăn nuôi chia sẻ rằng kỹ thuật chăn nuôi dúi khá đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, bà con cũng không nên chủ quan, vì dúi vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, đau mắt…

BBT