Hình ảnh: minh hoạ

Chim trĩ đỏ được coi là loài có giá trị kinh tế cao nhất trong các loài chim. Có hai thị trường tiêu thụ song song tương đối hiệu quả, cung ứng thương mại và thị trường vật nuôi đang chớm nở.Chim trĩ nuôi trung bình đến 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng thường từ đầu tháng Giêng âm lịch đến khoảng tháng Tư âm lịch. Sau đó chim trĩ ngưng đẻ khoảng 1 tháng, tiếp tục đẻ đến tháng 2-8 âm lịch thì nghỉ. Nó có thể đẻ 68-80 trứng. Một số bệnh thường gặp khi nuôi chim trĩ:

1. Bệnh cúm

- Triệu chứng: Rối loạn về hô hấp là chủ yếu. Gà biểu hiện khó thở, xoang mũi và xoang miệng bị viêm có nhiều dịch nhầy lẫn máu, mào tím tái, đầu bị sưng phù. Chảy máu dưới da là đặc trưng của bệnh cúm gà. Sản lượng trứng giảm rõ rệt, tỷ lệ chết thấp.

- Bệnh tích: Xuất huyết dưới da và phù đầu. Xung huyết và xuất huyết ở niêm mạc đường hô hấp, ở lớp mỡ phủ tạng, phổi bị viêm và túi khí có chứa dịch nhầy dạng casein.

-Cách phòng trị: Thực hiện tiêm phòng bằng vacxin H5N1. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh cúm. Khi phát hiện gà bị bệnh cần báo ngay cho Trung tâm Nông nghiệp huyện hoặc cán bộ thú y xã để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

2. Bệnh newcastle

- Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở mọi lứa tuổi. Gà ủ rũ, bỏ ăn, khó thở (khò khè), có nhiều rãi, mào tím, khát nước, đi ỉa chảy, phân lỏng, quánh nhớt màu trắng có lẫn máu, mùi tanh khó chịu. Bệnh kéo dài thể hiện triệu chứng thần kinh như ngẹo đầu và cổ. Gầy sút nhanh, đi vòng tròn, thường chết sau 5-7 ngày.

-  Bệnh tích: Xuất huyết nặng ở đường tiêu hoá, rõ rệt nhất ở dạ dày tuyến. Niêm mạc đường hô hấp xung huyết, có nhiều dịch nhầy từ thanh quản tới các phế quản nhỏ, túi khí đục và dầy lên, tim xuất huyết.

- Cách phòng trị: Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng, khi gà được 03 ngày tuổi và 21 ngày tuổi dùng vaccine Lasota nhỏ mũi, mắt. 2 tháng tuổi tiêm vaccine Newcastle hệ I. Không nên mua gà chưa tiêm phòng, gà không rõ nguồn gốc về nuôi. Nuôi cách ly gà mới mua về.

3. Bệnh gumboro

-  Triệu chứng: Thể lâm sàng: Ở gà 3-6 tuần tuổi và có thể trên 10 tuần tuổi. Biểu hiện đầu tiên là cơ vòng hậu môn luôn co bóp, sốt cao, bỏ ăn và khát nước, sau ỉa chảy, gà chết cao nhất ở ngày thứ 3 sau đó giảm hẳn mà không cần can thiệp. Phân loãng có màu trắng, lẫn máu; gà ủ rũ, lông xù, xã cánh, nằm quẹo rồi chết.
– Thể ẩn thường xảy ra ở gà dưới 03 tuần tuổi gây suy giảm miễn dịch. Vì thể hiện lâm sàng không rõ nên dễ nhầm với các bệnh khác nhất là bệnh Newcastle.

-  Bệnh tích: Giai đoạn đầu túi Fabricius sưng rất to, sau teo lại có nhiều dịch nhầy màu trắng, có nhiều điểm và vệt xuất huyết. Thận sưng và xuất huyết sau đó ruột và dạ dày tuyến xuất huyết nên dễ nhầm với bệnh Newcastle. Giai đoạn cuối xuất hiện từng vệt xuất huyết ở cơ đùi và cơ ngực.

- Cách phòng trị: Nhập gà ở nơi không có bệnh và đã tiêm phòng bệnh Gumboro ở đàn gà mẹ. Nuôi cách ly gà mới nhập. Thực hiện việc tiêm phòng theo đúng lịch quy định của nhà sản xuất. Nuôi gà tập trung trong dân tốt nhất nên dùng vaccine nhỏ mắt, cho uống hay tiêm dưới da vào 1 ngày, 7 ngày và 14 ngày tuổi. Những nơi trước đây đã có dịch nên tiêm phòng liều thứ tư vào 21 ngày tuổi.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Gumboro.

4.Bệnh hô hấp

-  Triệu chứng: Gà mắc bệnh thường ủ rũ, kém ăn và chậm lớn. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ rệt như hắt hơi, ho, thở khò khè (hen), thở khó.

- Bệnh tích: Viêm khí quản mãn tính nên niêm mạc bị xung huyết. Viêm túi khí nếu kết hợp với E.Coli thì túi khí đục có dịch nhầy quánh như bã đậu, tim sưng to.

- Cách phòng trị: Gà giống hay trứng phải được nhập từ trại gà không có bệnh CRD. Vệ sinh tốt chuồng trại đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và khô ráo vào mùa mưa. Có thể dùng một số kháng sinh để phòng và chữa bệnh như: Tylosulfa, Tyamulin, Suanovil-5, CRD stop, Gentatylo… Một tháng sử dụng 2 lần mỗi lần 3 ngày liền theo liều phòng bệnh. Chỉ dùng vaccine phòng cho gà giống quý vì giá vaccin quá đắt.

5. Bệnh bạch lỵ

- Triệu chứng: Gà con bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, nằm chết chất đống trong chuồng, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 40%. Triệu chứng điển hình là ỉa phân trắng. Phân dính vào lông quanh hậu môn. Gà con mắc bệnh còi cọc, chậm lớn và thường bị què do viêm khớp. Trứng bị nhiễm Salmonella có tỷ lệ ấp nở thấp. (Salmonella là vi khuẩn gây ra bệnh bạch lỵ)

-  Bệnh tích: Gan và lách sưng to có điểm hoại tử, rốn bị sưng, túi lòng đỏ chưa tiêu. Tim, phổi có những nốt sần màu xám. Kết tràng, mang tràng chứa dịch nhầy quánh như bã đậu. Gà lớn mang trùng thì buồng trứng biến dạng méo mó, viêm bao tim, viêm màng bụng, viêm khớp.

- Cách phòng trị:

 Gà giống hay trứng phải được nhập từ trại gà không có bệnh. Tiêu độc máy ấp vào trứng trước khi đem ấp. Dùng thuốc phòng bệnh ngay sau khi gà mới nở. Có thể sử dựng một trong số các loại thuốc sau: Chlortetra-C 5g/3kg thức ăn, Ampi-septol 4g/2kg thức ăn, Gentacostrim 1g/2lít nước uống.

BBT