Hình ảnh: Lên luống chuẩn bị trồng ngải tại Sơn Động
Địa hình Sơn Động chủ yếu là đồi và núi thấp đến núi trung bình, là nơi có địa hình đồi núi cao nhất của tỉnh Bắc Giang, đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn sông Lục Nam nên việc khai thác đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Dovậy địa hình huyện Sơn Động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả hạ lưu nói chung.
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Ngải được xây dựng theo hướng GACPWHO: Cây con, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh phải rõ các thông tin về nguồn gốc, lai lịch và chất lượng, không bị nhiễm sâu bệnh, không bị lẫn tạp chất, chỉ sử dụng các loại thuốc, phân bón nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN&PTNT...
Bước 1: Khảo sát, thiết kế xây dựng mô hình
- Địa điểm xây dựng mô hình: Thôn Mục và Thôn Thoi xã Dương Hưu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Quy mô diện tích: 1,0 ha.
- Thiết kế mô hình:
1. Chọn đất trồng
+ Vùng đất trồng loại đất pha cát hoặc thịt nhẹ, nhiều mùn, tơi xốp, tầng canh
tác sâu, thoát nước tốt.
+ Đất trồng cần đảm bảo sạch bệnh, không có cỏ dại và thuận tiện cho việc tưới tiêu.
+ Tránh nơi gần nghĩa trang, bãi tha ma, bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp, nơi có nhiều tàn dư thuốc BVTV, tàn dư của sâu bệnh hại
2. Trồng trọt và chăm sóc
+ Làm đất: Đất được cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, rắc vôi bột cải thiện pH và diệt nấm bệnh khi cần thiết. Đất nên để ải 20 – 30 ngày trước khi trồng. Lên luống cao 30- 35cm, mặt luống rộng 1m, độ rộng rãnh 30 – 40cm;
+ Bổ hốc thành hai hàng lệch nhau, hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 60cm, cách mép luống 20 cm. Cho phân bón lót xuống, lấp đất mỏng, đặt cây đã ươm vào trồng. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi màu, thoát nước quá nhanh sau khi mưa.
+ Cây giống sử dụng để xây dựng mô hình là cây sinh trưởng phát triển tốt
+ Mật độ trồng 35.000 cây/ha (cây cách cây 50 cm- 60cm)
Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, mỗi năm làm cỏ, xới xáo từ 2 – 3 lần. Tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau,
phơi khô cỏ sau đó vun lại xung quanh gốc cây.
Tỉa cành: Sau khi trồng 2 tháng tiến hành bấm ngọn để cây phân cành, kết hợp làm cỏ với bón thúc, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt.
BBT