Ở các tỉnh thành phía Nam, rầy nâu trên đồng ở giai đoạn trưởng thành - trứng. Tập trung theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan sang diện rộng và truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá sang các trà lúa hè thu mới gieo sạ.
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Thời tiết thuận lợi để bệnh tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên các trà lúa giai đoạn trỗ phơi màu, hại nặng trên những chân ruộng nhiễm đạo ôn lá nặng. Bệnh đạo ôn hại lá có xu hướng giảm.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh tăng trên các trà lúa giai đoạn trỗ đến chín sữa, tập trung chủ yếu tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ, hại nặng tại các chân ruộng úng nước, gây cháy nếu không chủ động phòng trừ kịp thời.
Tiếp tục theo dõi sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh thối thân, bẹ, bệnh héo vi khuẩn,… để hướng dẫn phòng chống kịp thời.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Trên lúa đông xuân muộn giai đoạn chín – thu hoạch: Sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại nhẹ, rải rác.
- Trên lúa xuân hè - hè thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh: Sâu cuốn lá nhỏ, sau keo, bọ trĩ,... phát sinh hại nhẹ.
- Trên lúa xuân hè giai đoạn mạ - đẻ nhánh và lúa hè thu sớm giai đoạn gieo sạ - mạ: Chủ yếu chuột gây hại, mức độ nhẹ.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ở giai đoạn trưởng thành - trứng. Tập trung theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời không để lây lan sang diện rộng và truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá sang các trà lúa hè thu mới gieo sạ.
Đối với các địa phương chưa xuống giống lúa hè thu 2017 (còn khoảng 1 triệu ha): Dựa vào theo dõi bẫy đèn ở địa phương; tình hình thủy văn để xác định thời điểm gieo sạ tập trung “né rầy” cho đợt vào giữa đến cuối tháng 4/2017.
- Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ.
2. Trên cây trồng khác
- Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh virus hại cà chua có xu hướng tăng.
- Trên cây ngô: Các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh tăng nhẹ về diện tích nhiễm bệnh, chết chậm tăng nhẹ ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Cây cà phê: Bệnh khô cành hại có xu hướng giảm nhẹ.
- Cây thanh long: Diện tích nhiễm và mức độ hại của bệnh đốm nâu giảm.
- Cây nhãn: Chổi rồng nhãn tăng nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.
- Cây sầu riêng: Bệnh Phytophthora ngừng phát sinh.
- Cây điều: Bọ xít muỗi tiếp tục hại trên các diện tích điều chưa được phun trừ, có chồi non, đang ra hoa hoặc quả non và các cây trồng khác.
- Châu chấu tre: Các ổ trứng sẽ tiếp tục nở, đề nghị các địa phương tiếp tục theo dõi chặt, xác định địa điểm châu chấu non nở, tổ chức phòng chống kịp thời.
Theo Cục bảo vệ thực vật
Tin liên quan:
- Màng bọc thực phẩm “Yummy Plastic” từ vỏ trái cây (01-07-2024)
- Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn bắt đầu từ 1/7/2025 (14-06-2024)
- Từ hộp sữa gạo nghĩ về hướng đi cho lúa Japonica (20-06-2024)