Ngày 14/12/2018 tại Thái Bình, đã ra mắt Mô hình Canh tác Lúa lai mới – Rice Edu Farm, đầu tiên tại Việt Nam cho các hộ nông dân địa phương và các tỉnh lân cận, hướng đến mục tiêu tăng năng suất lúa, hiệu quả đầu tư và nậng cao đời sống nông dân Việt nam.
 
 
 
 
Các chuyên gia và khoảng 200 nông dân tại Thái Bình cùng các địa phương lân cận đã trao đổi về các cơ hội ứng dụng canh tác lúa lai ở Việt Nam sử dụng mô hình tiên phong của Corteva. Phương thức canh tác tiến bộ này hiện mới chỉ đang được áp dụng trên 6,8% tổng diện tích lúa cả nước.
 
 
Phát biểu trong sự kiện phát động dự án tại Thái Bình, ông Sharad Khurana – Giám đốc Corteva Agriscience Thái Lan & bán đảo Đông Dương chia sẻ. “Chúng tôi cũng đang nỗ lực để tìm tòi các giống lúa lai phù hợp và biện pháp canh tác thích hợp cho lúa sạ, từ đó mở rộng mô hình  này đến các tỉnh thành khác trên cả nước cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á trong tương lai.”
 
Còn ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết: “Bộ NN&PTNT đánh giá cao những nỗ lực của Corveta Agriscience trong việc phát triển nông nghiệp tại Việt Nam thông qua dự án đào tạo nông dân địa phương về mô hình canh tác lúa lai mới. Chúng tôi hi vọng trong thời gian tới, Corteva Agriscience sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chi cục trồng trọt và BVTV, trạm khuyến nông để xây dựng mô hình phù hợp với từng địa phương và nhân rộng đến nhiều khu vực.”
 
Cho đến nay, tỷ lệ ứng dụng canh tác lúa lai tại Việt Nam vẫn chưa cao vì nhiều lí do, bao gồm những quan ngại về chất lượng lúa kém, thời gian sinh trưởng dài, lợi nhuận thấp trong khi chi phí hạt giống cao. Corveta đã đưa ra một giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn cho người nông dân với mô hình 7 bước canh tác lúa lai, giúp giải quyết các khó khăn hiện tại và mang lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng lúa lai.
 
Theo Nongnghiep.vn