Ổi ruột đỏ có tên khoa học là Psidium guajava. Đây là một giống được trồng từ lâu ở nước ta. Ổi ruột đỏ thường được trồng hầu hết các tỉnh trên cả nước và càng ngày diện tích trồng càng được tăng lên do ưu điểm vượt trội so với giống ổi nội địa.
 
          - Giống Ổi ruột đỏ này cho quả dài vào những năm đầu trồng. Đến năm thứ 2 trở đi quả sẽ tròn hơn. Kích thước quả cũng vừa chứ không quá to như giống ổi không hạt. Trung bình một quả sẽ nặng 250gr – 500gr. Khi chín quả sẽ có màu xanh tươi óng ả và vỏ hơi sần.
 
          - Khác với những giống ổi khác bên trong ruột khá nhạt nhòa thì phần ruột của giống ổi này lại mang một màu đỏ hồng rất đẹp. Chúng đỏ từ bên trong ruột và trắng dần ra về phía vỏ trông rất đẹp mắt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt tương tự với giống ổi Đài Loan và đặc biệt là độ giòn vẫn được giữ khi quả chín.
 
* Một số đặc điểm sinh thái của giống ổi ruột đỏ
 
          - Ổi ruột đỏ có chiều cao trung bình không quá lớn. Cây có tán rộng và ra hoa kết quả nhiều trong mùa hè
 
          - Cây cho ra quả nhanh hơn những giống ổi khác. Sau khi trồng 8 tháng là cây đã bắt đầu cho hoa. đậu trái
 
- Hoa ổi ruột đỏ to và đẹp, quả khi chín có mùi thơm hơn các loại ổi khác.
 
- Thành phần dinh dưỡng trong mỗi quả ổi ruột đỏ rất cao.
 
* Công dụng của giống ổi ruột đỏ
 
Do màu sắc của ổi ruột đỏ đẹp đẽ nên bạn có thể dùng ổi để ăn tươi hoặc làm mứt rất hợp. Ngoài ra thì cũng có thể chế biến thành những loại sinh tố bổ dưỡng và thơm ngon.
 
Ngoài dùng để ăn một số bộ phận khác của ổi ruột đỏ còn dùng làm thuốc như búp non, vỏ, rễ vv.
 
* Cách trồng giống ổi ruột đỏ
 
- Tiêu chuẩn chọn giống
 
          Cây ổi ruột đỏ được nhân giống bằng phương pháp vô tính theo hình thức ghép cành hoặc chiết. Những cây đạt tiêu chuẩn cần phải có chiều cao từ 50cm trở lên, cây ghép mắt liền và đã có lá và mầm rõ ràng. Chọn những cây ổi giống không bị sâu bệnh và khỏe mạnh thì quả sau này sẽ có chất lượng tốt nhất.
 
- Đất trồng:
 
          + Chân ruộng nào cũng trồng được ổi lê Đài Loan, nhưng tốt nhất là trồng trên ruộng đất thịt trung bình, chất lượng quả sẽ cao hơn. Yêu cầu ruộng trồng phải tưới, tiêu chủ động.
 
          + Ổi ruột đỏ không quá kén đất  trồng nhưng theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn chuyên nghiệp thì nên trồng ổi ở nơi có đất thịt trung bình sẽ cho chất lượng quả cao hơn. Một điều cần chú ý nữa là đất trồng cây nên là loại thoát nước tốt và có độ tơi xốp cao. Độ pH khoảng 6.
 
*Kỹ thuật trồng cây
 
Trước khi trồng 1 tháng bạn cần phải chuẩn bị hố trồng cây. Tiêu chuẩn hố trồng phải có kích thước tối thiểu 50x50x50cm. Mỗi hố cách nhau từ 3m trở lên và bạn phải bón lót cho hố 5kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK + 1kg vôi bột. Lượng vôi bột ở đây sẽ giúp khử trùng trong đất giúp diệt hết mầm bệnh hại cây.
 
Sau khi chuẩn bị đất trồng đầy đủ và bón lót cho cây bạn tiến hành trồng cây con giống. Bạn tiến hành đặt cây vào hố trồng rồi sau đó lấp đất kín phần gốc. Tiếp theo bạn tiến hành nèn đất chặt rồi tưới nước ngay cho cây nhanh bén rễ.
 
Cách chăm sóc cây ổi ruột đỏ
 
Tưới nước cho cây
 
Trong giai đoạn mới trồng bạn nên cung cấp đầy đủ lượng nước mỗi ngày. Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và hạn chế tưới vào thời điểm trưa nắng sẽ khiến cho cây bị sốc nhiệt.
 
Bón phân cho cây
 
          Việc bón phân cho ổi ruột đỏ nói riêng và các loại trái cây nói chung là điều cần thiết. Chúng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn mạnh hơn và chất lượng quả sẽ tốt hơn. Sau lần bón lót đầu tiên trước khi trồng cây thì sau khi trồng ổi ruột đỏ một thời gian bạn cần phải bổ sung thêm phân bón cho cây. Đặc biệt là thời kì ra tán, và thời kì ra hoa đậu quả. 
 
          - Năm 1: Bạn bón loại phân NPK theo tỷ lệ 12-15-18. Chia làm 2 tháng bón một lần đều đến hết năm.
 
          - Năm 2 : Cũng định kì 2 tháng một lần bạn bón phân NPK theo tỷ lệ như năm 1 nhưng tăng số lượng lên 200g + 100g phân Amon Sunphat.
 
          - Tiếp theo các năm sau cũng tùy vào điều kiện của cây mà bón phân tăng khoảng 15%.
 
* Cách cắt tỉa và tạo tán cho ổi ruột đỏ
 
          - Để cây có thể cho ra được nhiều quả có chất lượng tốt và đồng đều đòi hỏi bạn phải thực hiện việc tỉa cành và tạo tán cho cây. Việc này được thực hiện vào thời điểm cây trồng tráng thứ 4 trở đi. Chiều cao ổi lúc này khoảng 1m là thời điểm thích hơp cho bạn cắt tỉa cây. Cắt tỉa những cành ngọn để tạo cành cấp 1. Cành được cắt tỉa sẽ tạo ra 2 nhánh mới. Tiếp tục cắt tỉa để cho ra cành cấp 2 và cấp 3. Việc cắt tả này sẽ tạo điều kiện cho cây được tỏa tán đều, cành nhiều hơn thì năng suất quả sẽ tăng. Chú ý bạn cũng nên tỉa những cành yếu, cành già và cành sâu bệnh để giúp cây tập trung nuôi dưỡng những cành khỏe mạnh.
 
* Phòng trừ sâu bệnh cho cây ổi tím
 
          - Cây ổi ruột đỏ là giống cây ít sâu bệnh. Một số loại sâu bệnh thường gặp nhất trên cây phải kể đến sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu vẽ bùa. Với những loại sâu bệnh này không có cách nào khác bạn phải thăm đồng thương xuyên và phát hiện kịp thời nhanh chóng những loại mầm bệnh này để có hướng xử lý tốt hất. Những loại côn trùng nếu ít hoàn toàn có thể bắt bằng tay nhưng nếu nhiều cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phải dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
 
* Thu hoạch ổi  ruột đỏ
 
           Giống ổi ruột đỏ cho thu hoạch sau 10 tháng trồng cây. Ổi sau khi chín có màu xanh hơi vàng. kích thước ổi to và đều. Lúc này bạn tiến hành dùng kéo cắt những chùm ổi chín thu hoạch từng đợt một. Xếp quả vào giỏ và rửa sạch bảo quản nơi thoáng mát để giữ được chất lượng ổi ruột đỏ được lâu hơn.
 
khuyennongbacgiang.com