- Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất. Chế độ phân bón ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và quyết định năng suất, chất lượng của cây. Hiểu rõ tác dụng của từng loại phân bón trong từng thời kỳ phát triển của cây sẽ giúp người nông dân có kế hoạch chăm sóc, bón phân hợp lý đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái.
 
- Đạt được sự hợp lý trong sử dụng phân bón người nông dân có thêm nhiều nguồn thu nhập: từ năng suất cây trồng được tăng lên, từ giá trị thu được trên đơn vị diện tích được nâng cao, từ tiết kiệm được lượng phân bón, từ sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, từ sức khoẻ được bảo đảm, nâng cao, từ môi trường sống không bị ô nhiễm…
 
- Phân hữu cơ: Cây Cam cần rất nhiều phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây phân hữu cơ còn có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Khi sử dụng phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai mục, khi trồng nên bón 1 lượng lớn phân hữu cơ (30 - 40 tấn/ ha).
 
- Lân: Rất cần thiết trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (1 - 3 năm), vườn cây bón đủ lân thì lá cây mới to, dày, hiệu suất quang hợp tốt, cây sinh trưởng và phát triển mạnh, phân cành đều.
 
- Đạm: Giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh nhạt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây thường có màu xanh xẫm, lá nhiều nhưng số rễ hạn chế, phát triển kém.
 
- Kali: Giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại. Tăng tỷ lệ hạt chắc, hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của quả, tăng năng suất, độ ngọt và chất lượng của quả. Thiếu kali cây bị úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển màu nâu, các triệu chứng lan dần vào phía trong, từ chóp lá trở xuống. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã.
 
- Vôi: Rất cần thiết cho cây cam vì vôi có tác dụng làm giảm độ chua của đất, hơn nữa nếu thiếu vôi thì quả bị nứt, da không nhẵn bóng, tép khô không đều.
 
- Các nguyên tố vi lượng thường ít ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của quả trừ khi chúng thiếu một cách trầm trọng. Có thể dùng kết quả phân tích và quan sát bằng mắt thường để đánh giá.
 
- Việc bón phân cho cây cam không thể định lượng được mà phải căn cứ theo điều kiện đất đai ở từng nơi, điều kiện thời tiết, từng thời kỳ phát triển của cây cam. Chỉ có thể tạo được sự hợp lý trong cách bón phân khi vận dụng tốt những kết quả thu được và được tổng kết cho các trường hợp điển hình vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể một cách khoa học và sáng tạo. Tuy nhiên người nông dân rất cần quan tâm đến những chỉ số có tính chất hướng dẫn này để tích lũy kinh nghiệm trồng trọt và làm tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất hàng hóa và tăng hiệu quả kinh tế.
 
Sau đây là bảng hướng dẫn bón phân theo từng năm:
 
Năm thứ
 
N
 
(đạm)
 
P2O5
 
(lân)
 
K2O
 
(kali)
 
1
 
2
 
3
 
4
 
5
 
6
 
7
 
8
 
và sau đó
 
80
 
75
 
75
 
150
 
225
 
300
 
400
 
500
 
140
 
50
 
70
 
100
 
140
 
200
 
200
 
200
 
60
 
50
 
80
 
100
 
200
 
300
 
360
 
420
 
 - Phân N nên bón làm 3 lần, lần 1 sau khi thu hoạch; lần 2 khi cành lá mới hình thành và lần 3 khi quả đang lớn. Lân có thể chỉ bón 1 lần sau khi thu hoạch. Kali chia 2 lần: 1/2 trước khi nở hoa và 1/ 2 sau khi hình thành quả.
 
+ Ngoài cách bón phân theo bảng trên người nông dân cần tham khảo thêm cách bón  phân NPK theo hướng dẫn sau: Như ta đã biết, trước khi trồng cần bón 30 - 40 tấn phân hữu cơ/ ha + một lượng phân lân nhất định để đưa hàm lượng lân trong đất lên 1 mức cần thiết. Hàng năm cần bón thêm 1 lượng NPK nhất định, phù hợp với yêu cầu của cây Cam trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và trong thời kỳ khai thác.
 
- Dùng phân NPK bón cho cây cam trong thời kỳ kiến thiết cơ bản:
 
+ Năm thứ nhất: Cây cam cần nhiều lân để phát triển bộ rễ nên chọn loại phân có tỷ lệ lân khá cao như NPK 5 - 10 - 5; 5 - 8 - 6; 6 - 8 - 4 v.v.. bón với lượng 80g N/cây.
 
+ Năm thứ 2 đến năm thứ 4: Có thể coi như thời gian này cây cam vẫn còn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, mặc dù lúc này cây cam đã cho một sản lượng nhất định. Chọn các loại phân NPK 10 - 10 - 5; 15 - 15 - 6; 14 - 8 - 6; 12 - 6 - 9; 16 - 16 - 8; 20 - 15 - 7; 20 - 20 - 15; 20 - 20 - 10 - 5; 20 - 15 - 15 - 7 v.v.. Tính toán để bón với lượng 100 - 200g N/cây.
 
- Dùng phân NPK bón cho cây Cam trong thời kỳ kinh doanh:
 
+ Từ năm thứ năm trở đi: Lúc này coi như cây đã chính thức bước vào thời kỳ khai thác. Do đặc điểm của cây cam là sản phẩm chứa một hàm lượng Kali rất cao nên cần chú ý trong việc bón phân để bù đắp lại lượng mất đi này. Theo số liệu khá thống nhất về hàm lượng dinh dưỡng mất đi do mùa màng thì tỷ lệ NPK lên là 4:1:6 hoặc 3:1:4 là được. Như vậy thì trong số các loại phân NPK hiện có loại NPK 20 - 7 - 25 là đáp ứng khá tốt tỷ lệ này.
 
- Tuy nhiên nếu không có các loại phân bón trên thì lượng phân bón cần tính toán như sau:
 
+ Các năm thứ 5 và 6 bón khoảng 200 – 250 g N/cây.
 
+ Các năm 7 - 9 bón 300 - 400 g N/cây.
 
+ Từ năm thứ 10 trở đi bón 400 - 800 g N/cây tùy theo mức năng suất đạt được.
 
 Nguồn NNVN