Bón phân cân đối, hợp lý cho vải, nhãn không chỉ quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển sản xuất bền vững.
Vải (Litchi sinensis), nhãn (Nephelium longana) là các cây ăn quả lâu năm cùng một họ (Sapindaceae), do cây vải có vỏ quả đẹp hơn, chất lượng quả được đánh giá cao cả ở nước ngoài, lại có yêu cầu chặt chẽ với khí hậu của miền Bắc nên là cây ăn quả đặc sản của miền Bắc Việt Nam.
Mặc dù các cây này có hệ thống rễ phát triển và khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất. Nhưng bón phân cân đối, hợp lý cho vải, nhãn không chỉ quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển sản xuất bền vững.
Vải, nhãn có đặc điểm sinh trưởng chia thành 2 thời kỳ chính: Kiến thiết cơ bản, kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây phát triển mạnh đường kính thân, cành khung, lá để tạo tán cây, thường kéo dài từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho quả (khoảng 3 tuổi).
Thời kỳ cây cho thu hoạch quả là thời kỳ kinh doanh gồm 2 giai đoạn: Năng suất chưa ổn định và năng suất ổn định. Giai đoạn năng suất chưa ổn định do cây vừa cho năng suất quả tăng hàng năm; vừa phát triển thêm thân, cành, lá, tán cây; thời kỳ này có thể kéo dài từ năm thứ 3 đến năm thứ 12 sau trồng, nhưng có thể rút ngắn nếu tăng lượng phân bón hàng năm cho cây.
Khi vải, nhãn cho năng suất quả ổn định và ngừng phát triển thêm thân, cành, tán cây, chúng bước vào giai đoạn kinh doanh có năng suất ổn định.
Ở thời kỳ kinh doanh một năm cây vải cho 2 - 3 đợt lộc vào các tháng: 2, 6 - 7 và 9 - 10, trong đó đợt lộc vào tháng 6 - 7 tạo ra các cành thu quyết định việc ra hoa và quả vào năm sau. Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải, nhãn cũng thay đổi theo đặc điểm sinh trưởng trong năm như trên của cây.
Trong bón phân cho cây trồng, đầu tiên cần xác định được lượng bón nguyên chất (kg/ha) của các chất dinh dưỡng chính (N,P,K) dựa trên nhu cầu của cây và khả năng cung cấp của đất trồng cụ thể. Sau đó điều chỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng khác và chọn loại phân thích hợp. Việc chọn đúng loại phân phù hợp với cây và đất trồng có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Liên quan đến vấn đề này, các loại và dạng phân của Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao có ưu điểm: Không chỉ lân (P), các yếu tố đa lượng mà còn chứa cả lưu huỳnh (S) - yếu tố dinh dưỡng vô cùng quan trọng với cây trồng nên có ưu thế hơn hẳn so với các phân bón khác trong cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng cạn như vải, nhãn. Trong trồng vải thường bón phân hữu cơ để ổn định hàm lượng mùn và độ phì nhiêu đất. Lượng bón các loại phân cho cây vải, nhãn thường được tính cho 1 cây để tiện cho người sử dụng .
Bón phân lót khi trồng vải, nhãn: Việc làm đất, bón lót phân cho vải, tốt nhất là trước khi trồng 1 tháng. Sau khi bón phân và trồng cần tưói nước cho cây. Thường bón phân vào hố trước khi trồng cho mỗi cây. Lượng phân bón lót cho mỗi cây 30 - 40kg phân hữu cơ 1 - 1,5kg NPK-S.
Bón phân hàng năm cho vải, nhãn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thường sử dụng phân hữu cơ và 3 loại phân chính để bón hàng năm cho cây. Lượng phân bón cho mỗi cây trong một năm thường như sau: Phân hữu cơ 20 - 30kg/cây; 0,2kg N; 0,1kg P2O5; 0,1kg K2O. Tổng lượng phân bón trong 1 năm thường được chia bón 3 đợt, nếu đất không đủ ẩm, sau mỗi đợt bón nên kết hợp tưới nước hay hoà phân vào nước để tưới cho cây.
Bón phân hàng năm cho vải, nhãn thời kỳ kinh doanh: Xác định lượng phân bón ở thời kỳ này cần căn cứ vào đường kính tán cây, năng suất quả, đất đai. Lượng phân hữu cơ bón cho mỗi cây nên 30 - 50kg cho 1 chu kỳ bón 2 - 3 năm. Tổng lượng phân khoáng bón tăng từ năm thứ 4 - 12 tuổi đối với mỗi yêu tố dinh dưỡng. Trong đó phân đạm từ 0,2 - 1,0 kg N/cây/năm; phân lân từ 0,1 - 0,3kg P2O5/cây/năm; phân kali từ 0,3 - 1,4kg K2O/cây/năm. Từ năm 12 sau trồng, cây có năng suất ổn định thường bón cho mỗi cây: 1kg N; 0,3kg P2O5; 1,4kg K2O. Tỷ lệ N: P2O5: K2O bón cho vải ở thời kỳ kinh doanh của cây vải tương ứng 1:0,3 - 0,5:1,2.
Tổng lượng phân bón hàng năm chia vào 3 đợt bón: Sau thu hoạch (tháng 7 - 8), xuất hiện mầm hoa ( tháng 11), ra hoa rộ - đậu quả (tháng 3). Có thể bón phân vào hố hay hốc (với phân khoáng) và vào rãnh (với phân hữu cơ). Khi bón phân vào hốc, cần cuốc những hố nhỏ có kích thứơc 20 x 20 x 20cm quanh hình chiếu tán cây trên mặt đất, các hố này cách nhau 50cm, rồi rắc phân xuống hố hay hốc và lấp đất.
Khi bón phân vào rãnh, cần xẻ rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây; rãnh có chiều rộng 10 - 30cm, chiều sâu 30 - 40cm, rồi rắc phân vào rãnh và lấp đất phủ kín. Nên bón trước khi trời mưa, nếu gặp hạn phải hoà phân vào nước để tưới theo hình chiếu của tán cây trên mặt đất.
Các loại và dạng phân thường dùng cho vải gồm có các loại phân NPK-S. Đặc biệt khi có các loại phân NPK-S chuyên dùng cho vải như của Lâm Thao thì càng tốt. Do các phân này đã được nghiên cứu phù hợp với cây và đất và phối hợp các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali), các chất trung lượng (canxi, magie, lưu huỳnh, silic), các chất vi lượng (kẽm, đồng, bo, sắt...) cần thiết trong một hạt phân, nên vừa giúp người sản xuất có thể bón phân cân đối một cách đơn giản vừa đảm bảo cho các yếu tố dinh dưỡng tác động lên cây trồng tốt nhất.
Trên nhu cầu dinh dưỡng đối với cây vải, nhãn lượng phân bón được dùng cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cụ thể như sau:
Hướng dẫn bón NPK-S chuyên dùng cho vải, nhãn (Xem bảng)
Tuổi cây
Loại phân NPK
Thời kỳ bón phân, lượng bón kg/cây
Sau thu hoạch
Phân hoá mầm hoa
Đậu quả
4 ÷ 5
NPK-S*M1 5.10.3-8
1,5 - 2,0
NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S*M1 10.5.10-5
1,5 - 2,0
1,5 - 2,0
6 ÷ 7
NPK-S*M1 5.10.3-8
2,0 - 2,6
NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S*M1 10.5.10-5
2,0 - 2,4
2,0 - 2,4
8 ÷ 9
NPK-S*M1 5.10.3-8
2,5 - 3,0
NPK-S M1 12.5.10-14 Hoặc NPK-S*M1 10.5.10-5
2,0 - 2,5
2,0 - 2,5
10 ÷ 11
NPK-S*M1 5.10.3-8
1,5 - 2,0
NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S*M1 10.5.10-5
2,5 - 3,0
2,5 - 3,0
>12
NPK-S*M1 5.10.3-8
1,5 - 2,0
NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S*M1 10.5.10-5
3,0 - 3,5
3,0 - 3,5
PGS.TS NGUYỄN NHƯ HÀ
(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Tin liên quan: