Tiêu chuẩn của chất nền
Chất nền phải đạt được các tiêu chuẩn sau: Có độ tơi xốp; sạch và không có các thành phần gây bất lợi cho trùn (chất độc); giàu dinh dưỡng; kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt; không gây phản ứng nhiệt; pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của trùn (pH từ 6,8 – 7,5).
Chọn lựa chất nền
Các loại vật liệu thường được chọn để ủ làm chất nền nuôi trùn là: Các loại phân bò, phân lợn, phân dê, phân thỏ, phân gà vịt; Cỏ, lá cây khô; Rơm rạ tươi hoặc khô; Dây khoai lang, thân lá cây ngô, lạc, xơ dừa, mùn cưa; Giấy vụn hoặc hộp bìa cứng (carton) cũ.
* Lưu ý: không được chọn lá cây có độc tố như lá xoan, lá lim, lá sắn (khoai mì) vì các loại lá này có thể làm chết trùn hoặc làm cho trùn bỏ đi. Nếu chọn mùn cưa làm chất nền thì cũng không được sử dụng mùn cưa của các loại cây có dầu hoặc có độ tố như cây bạch đàn...Có thể sử dụng riêng lẻ từng loại để làm chất nền hoặc phối trộn một vài loại với nhau theo tỉ lệ nhất định để tăng th m giá trị dinh dưỡng của chất nền giúp trùn sinh trưởng và phát triển tốt.
* Một số công thức để ủ chất nền nuôi trùn quế:
- Công thức 1: 70% phân bò và 30% phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, lá cây, dây khoai lang...).
- Công thức 2: 60% phân lợn hoặc phân gà và 40% phụ phẩm nông nghiệp.
- Công thức 3: 50% phân gia súc, gia cầm và 50% phụ phẩm nông nghiệp.
Chế biến và xử lý chất nền
Ủ nóng
a) Nguyên liệu dùng để ủ nóng làm chất nền nuôi trùn bao gồm các loại sau: phân trâu bò, phân lợn, phân dê, phân thỏ, phân gà.; rơm rạ, dây khoai lang, thân cây lạc, cỏ, lá cây...; vôi bột, chế phẩm sinh học EM 1% hoặc các loại khác...
b) Các bước tiến hành ủ nóng
- Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển khi sử dụng.
- Nền ủ: Có thể bằng đất nện, lát gạch hoặc láng xi măng, bằng phẳng hoặc hơi dốc, không thấm nước, tránh ứ đọng nước khi trời mưa. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và cạnh nơi ủ cần có hố để chứa nước từ đống ủ chảy ra.
- Đống ủ phải có mái che, để tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ. Nếu ủ ngoài trời không có mái che thì có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt ni lông, bao tải,... hoặc các loại lá để làm mái.
- Diện tích: Tùy theo nhu cầu, lượng nguyên liệu. Ví dụ để ủ khối lượng nguyên liệu từ 1 tấn đến 1,5 tấn, cần diện tích khoảng từ 3 – 5 m2
- Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
+ Dụng cụ: Dao, thớt hoặc máy băm, để băm nhỏ chất thải nông nghiệp dài từ 5 – 10 cm; Thùng tưới/ô doa/vòi phun để tưới nước lên đống ủ, làm cho thực liệu mềm ra và tạo ẩm độ cho đống ủ; Cuốc, leng (xẻng)/máy xới đảo để xới và đảo đóng ủ; Bao tải, bạt ni lông, lá lợp nhà, lá cọ, lá dừa... để đậy đóng ủ, tránh mưa và giữ nhiệt cho đống ủ.
+ Nguyên liệu: Tùy theo vật liệu sẵn có để chọn 1 trong 3 công thức ủ đã nêu trên. Trùn quế rất sợ nước tiểu, vì trong nước tiểu có hàm lượng amoniac cao, sẽ làm cho trùn sinh trưởng và phát triển kém, vì vậy nếu phân có nhiều nước tiểu thì cần loại bỏ nước tiểu ra khỏi phân bằng cách: đổ hết nước tiểu có trong phân ra khỏi xô, với cách làm này thì một lượng lớn nước tiểu vẫn còn lẫn trong phân, sau đó nhẹ nhàng cho th m một ít nước vào xô phân và nhẹ nhàng đổ nước ra, lặp đi lặp lại 2 - 3 lần thì có thể loại bỏ được nước tiểu có trong phân. Có thể ủ phân với chế phẩm sinh học để làm giảm độ mặn có trong nước tiểu và giúp phân mau hoai mục hơn. Chế phẩm sinh
học cần pha vào nước và khuấy tan trước khi tưới vào đống ủ. Các phụ phẩm nông nghiệp cần phải băm/chặt nhỏ khoảng từ 5 - 10 cm trước khi đưa vào ủ. Nếu phụ phẩm nông nghiệp đã mục thì không cần băm mà trực tiếp đưa vào đống ủ.
c)Tiến hành ủ
- Bước 1. Rải một lớp phân gia súc, gia cầm dày từ 10 – 15 cm ra nền ủ.
- Bước 2. Rải lên trên lớp phân một lớp chất độn dày khoảng 10 cm.
- Bước 3. Rắc vôi bột 1% l n đống ủ để diệt một số mầm bệnh có trong phân
và phụ phẩm nông nghiệp.
- Bước 4. Tưới nước vào đống ủ để đạt độ ẩm 60 - 70%:
- Bước 5. Tiếp tục rải lần lượt lớp phân, đến một lớp chất độn, rắc vôi bột 1%
và tưới nước theo thứ tự như trên. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.
Lưu ý: Phân và chất độn được xếp thành từng lớp nhưng không được nén lại. Khi đánh đống xong phải đảm bảo tỉ lệ phân/chất độn là: 7 phần phân với 3 phần chất độn. Nước tưới có thể pha thêm chế phẩm sinh học để giúp phân mau hoai và diệt mầm bệnh.
- Bước 6. Đậy đống ủ và giữ kín xung quanh để bảo đảm nhiệt độ khoảng 50 – 60 oC, ẩm độ khoảng 60 - 70%. Vào mùa đông cần được che đậy kỹ để nhiệt độ và độ ẩm trong đống ủ được duy trì.
- Bước 7. Đảo đống ủ và bảo quản
Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ khoảng 7 - 10 ngày, dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được.
Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: dùng tay nắm phần sinh khối lấy ra từ đống ủ, nếu thấy nước ngấm đều trong đống ủ và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết.
Nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50 - 60%, nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.
Sau khoảng 15 ngày ủ n n đảo đống phân ủ một lần và tưới th m nước để đống ủ mau hoai mục. Đối với các loại nguy n liệu khó phân hủy như thân cây ngô, rơm rạ, sau 20 ngày đảo 1 lần.
Khi đống ủ có màu nâu, không còn mùi hôi của phân, phân tơi xốp, ấm vừa tay là nguyên liệu đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng làm chất nền nuôi trùn.
Phương pháp ủ nóng chỉ từ 30 – 40 ngày (mùa hè) và 60 - 70 ngày (mùa đông) là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Cần kiểm tra đống ủ trước khi sử dụng để đảm bảo rằng đóng ủ đã hoai mục hoàn toàn.
Ủ nguội
a) Nguyên liệu sử dụng như phần ủ nóng, nên bổ xung thêm phân lân (100 kg thành phẩm thì chuẩn bị 70 kg phân chuồng, 30 kg phụ phẩm nông nghiệp và 2 kg phân lân)
b) Các bước tiến hành ủ nguội chuẩn bị như phần ủ nóng
c)Tiến hành ủ
- Bước 1. Rải một lớp phân dày từ 10 – 15 cm;
- Bước 2. Rải l n lớp phân một lớp chất độn dày 10 cm;
- Bước 3. Rắc 2% phân lân (tỉ lệ phân lân được tính tr n khối lượng phân cộng với phụ phẩm nông nghiệp).
- Bước 4. Lấy đất bùn phơi khô đập nhỏ phủ l n một lớp dày khoảng 1 cm và nén chặt.
- Bước 5. Tiếp tục rải phân, chất độn, phân lân và bùn theo thứ tự như trên cho đến khi đống ủ cao khoảng 1 mét.
- Bước 6. Tưới nước cho đống ủ đủ ẩm.
Lưu ý: Phân và chất độn được xếp thành từng lớp và được nén chặt lại.
- Bước 7. Trát bùn phủ b n ngoài đống ủ.
Do bị nén chặt cho n n b n trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở nên yếm khí, vi sinh vật hoạt động chậm, nhiệt độ trong đống ủ không tăng cao, ở mức 30 – 350C. Đạm trong đống ủ chủ yếu ở dạng amon cacbonat, nên ít bị mất đi.
Thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng do ít mất chất đạm.
Sử dụng chất nền
-Phân sau khi ủ cho hoai mục hoàn toàn, lấy chất nền cho vào dụng cụ nuôi trùn, san phẳng với độ dày từ 10 – 15 cm.
- Dùng dụng cụ như thùng ô doa tưới nước lên chất nền để chất nền đạt ẩm độ 60 – 70%.
Lưu ý: Nếu đã mở đống ủ và xới đảo trước vài ngày thì sau khi cho chất nền vào nơi nuôi, người nuôi có thể thả trùn ngay. Nếu lấy chất nền từ đống vừa mở đã cho ngay vào nơi nuôi thì cần đợi 2 - 3 ngày rồi mới thả trùn.
KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ
Phân lợn cho trùn ăn phải ở dạng thích hợp, không được quá khô và quá lỏng. Hạn chế sử dụng các loại phân của bò bị bệnh và dùng quá nhiều kháng sinh – tức là phải kiểm soát nguồn phân không bị nhiễm thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Thức ăn phải được rãi theo vệt theo chiều rộng của luống nuôi và các vệt cách nhau ít nhất là 5cm, nhằm tạo độ thoáng khí để trùn hô hấp.
· Trùn ăn mạnh: 2 ngày/lần
· Trùn ăn bình thường: 3 ngày/lần. Mật độ nuôi trùn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân trùn đầu ra hay còn gọi là độ chín của phân. Trường hợp 1: Với diện tích thu hoạch là 1m2 sinh khối với độ dày trung bình là 30 cm, lượng trùn thịt thu hoạch được dao động từ 1 – 1.5 kg.
Chất lượng phân trùn đầu ra sẽ tốt nhất, trùn phát triển mạnh. Độ chín xấp xỉ 100%.
Trường hợp 1 : Với diện tích thu hoạch là 1m2 sinh khối với độ dày trung bình là 30 cm, lượng trùn thịt thu hoạch được dao động từ 0.5 – 0.7 kg. Nếu nuôi tốt thì lượng trùn thịt thu được trong 1 m2 sinh khối sẽ từ 1 – 1.5 kg Chất lượng phân trùn đầu ra đạt, độ chín trên 90%. Trùn phát triển bình thường.
Trường hợp 2: Với diện tích thu hoạch là 1m2 sinh khối với độ dày trung bình là 30cm, lượng trùn thịt thu hoạch được dao động từ 0.2 – 0.5 kg.
Chất lượng phân trùn đầu ra chưa đạt, độ chính dưới 70%. Trùn phát triển kém.
Lưu ý: Nuôi trùn bằng phân heo, trong trường hợp này cần thiết phải xử lý sơ bộ phân heo trước khi cho trùn quế ăn, vì phân heo có tính nóng và hàm lượng đạm, độ mặn cao, chính vì vậy nhất thiết phải trải qua khâu tiền xử lý phân heo trước khi cho ăn, nhằm xử lý khử mùi của phân heo và tránh tình trạng trùn chết do ợ hơi, phình bụng do dư đạm hoặc ấu trùn ruồi nhặng phát triển. Chế phẩm sinh học EMIC sẽ được cân nhắc sử dụng trong trường hợp này.
Bài: Mạnh HùngTiêu chuẩn của chất nền
Chất nền phải đạt được các tiêu chuẩn sau: Có độ tơi xốp; sạch và không có các thành phần gây bất lợi cho trùn (chất độc); giàu dinh dưỡng; kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt; không gây phản ứng nhiệt; pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của trùn (pH từ 6,8 – 7,5).
Chọn lựa chất nền
Các loại vật liệu thường được chọn để ủ làm chất nền nuôi trùn là: Các loại phân bò, phân lợn, phân dê, phân thỏ, phân gà vịt; Cỏ, lá cây khô; Rơm rạ tươi hoặc khô; Dây khoai lang, thân lá cây ngô, lạc, xơ dừa, mùn cưa; Giấy vụn hoặc hộp bìa cứng (carton) cũ.
* Lưu ý: không được chọn lá cây có độc tố như lá xoan, lá lim, lá sắn (khoai mì) vì các loại lá này có thể làm chết trùn hoặc làm cho trùn bỏ đi. Nếu chọn mùn cưa làm chất nền thì cũng không được sử dụng mùn cưa của các loại cây có dầu hoặc có độ tố như cây bạch đàn...Có thể sử dụng riêng lẻ từng loại để làm chất nền hoặc phối trộn một vài loại với nhau theo tỉ lệ nhất định để tăng th m giá trị dinh dưỡng của chất nền giúp trùn sinh trưởng và phát triển tốt.
* Một số công thức để ủ chất nền nuôi trùn quế:
- Công thức 1: 70% phân bò và 30% phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, lá cây, dây khoai lang...).
- Công thức 2: 60% phân lợn hoặc phân gà và 40% phụ phẩm nông nghiệp.
- Công thức 3: 50% phân gia súc, gia cầm và 50% phụ phẩm nông nghiệp.
Chế biến và xử lý chất nền
Ủ nóng
a) Nguyên liệu dùng để ủ nóng làm chất nền nuôi trùn bao gồm các loại sau: phân trâu bò, phân lợn, phân dê, phân thỏ, phân gà.; rơm rạ, dây khoai lang, thân cây lạc, cỏ, lá cây...; vôi bột, chế phẩm sinh học EM 1% hoặc các loại khác...
b) Các bước tiến hành ủ nóng
- Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển khi sử dụng.
- Nền ủ: Có thể bằng đất nện, lát gạch hoặc láng xi măng, bằng phẳng hoặc hơi dốc, không thấm nước, tránh ứ đọng nước khi trời mưa. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và cạnh nơi ủ cần có hố để chứa nước từ đống ủ chảy ra.
- Đống ủ phải có mái che, để tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ. Nếu ủ ngoài trời không có mái che thì có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt ni lông, bao tải,... hoặc các loại lá để làm mái.
- Diện tích: Tùy theo nhu cầu, lượng nguyên liệu. Ví dụ để ủ khối lượng nguyên liệu từ 1 tấn đến 1,5 tấn, cần diện tích khoảng từ 3 – 5 m2
- Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
+ Dụng cụ: Dao, thớt hoặc máy băm, để băm nhỏ chất thải nông nghiệp dài từ 5 – 10 cm; Thùng tưới/ô doa/vòi phun để tưới nước lên đống ủ, làm cho thực liệu mềm ra và tạo ẩm độ cho đống ủ; Cuốc, leng (xẻng)/máy xới đảo để xới và đảo đóng ủ; Bao tải, bạt ni lông, lá lợp nhà, lá cọ, lá dừa... để đậy đóng ủ, tránh mưa và giữ nhiệt cho đống ủ.
+ Nguyên liệu: Tùy theo vật liệu sẵn có để chọn 1 trong 3 công thức ủ đã nêu trên. Trùn quế rất sợ nước tiểu, vì trong nước tiểu có hàm lượng amoniac cao, sẽ làm cho trùn sinh trưởng và phát triển kém, vì vậy nếu phân có nhiều nước tiểu thì cần loại bỏ nước tiểu ra khỏi phân bằng cách: đổ hết nước tiểu có trong phân ra khỏi xô, với cách làm này thì một lượng lớn nước tiểu vẫn còn lẫn trong phân, sau đó nhẹ nhàng cho th m một ít nước vào xô phân và nhẹ nhàng đổ nước ra, lặp đi lặp lại 2 - 3 lần thì có thể loại bỏ được nước tiểu có trong phân. Có thể ủ phân với chế phẩm sinh học để làm giảm độ mặn có trong nước tiểu và giúp phân mau hoai mục hơn. Chế phẩm sinh
học cần pha vào nước và khuấy tan trước khi tưới vào đống ủ. Các phụ phẩm nông nghiệp cần phải băm/chặt nhỏ khoảng từ 5 - 10 cm trước khi đưa vào ủ. Nếu phụ phẩm nông nghiệp đã mục thì không cần băm mà trực tiếp đưa vào đống ủ.
c)Tiến hành ủ
- Bước 1. Rải một lớp phân gia súc, gia cầm dày từ 10 – 15 cm ra nền ủ.
- Bước 2. Rải lên trên lớp phân một lớp chất độn dày khoảng 10 cm.
- Bước 3. Rắc vôi bột 1% l n đống ủ để diệt một số mầm bệnh có trong phân
và phụ phẩm nông nghiệp.
- Bước 4. Tưới nước vào đống ủ để đạt độ ẩm 60 - 70%:
- Bước 5. Tiếp tục rải lần lượt lớp phân, đến một lớp chất độn, rắc vôi bột 1%
và tưới nước theo thứ tự như trên. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.