Hình ảnh: Thức ăn cho dúi
Thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi dúi thương phẩm. Thức ăn cho dúi vô cùng đa dạng, tuy nhiên để đảm bảo cho tiêu hóa cũng như để dúi phát triển tốt, người chăn nuôi chỉ nên cho dúi ăn các loại thức ăn như:
thân mía, tre, trúc, nứa, bánh tẻ, bông lau, măng,… Đặc biệt, tuyệt đối không được cho dúi ăn các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi-lê vì các loại cỏ này có hại cho hệ tiêu hóa của dúi. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng khác cho dúi như ngô, khoai, sắn; khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, giun, dế hoặc thức ăn hỗn hợp (dùng cho trâu bò).
* Khẩu phần ăn trung bình một ngày của một con dúi thương phẩm như sau:
(Đơn vị tính: Gram/con/ngày)
TT |
Thức ăn |
Tháng tuổi |
||
1,5- 3,5 (1,5 tháng tuổi tách mẹ) |
3,5- 5,5 |
5,5- 7,5 |
||
1 |
Thức ăn thô xanh |
|
|
|
|
Măng, thân cây tre, mía, cỏ voi |
40- 50 |
55- 65 |
70- 80 |
2 |
Thức ăn tinh |
|
|
|
2.1 |
Hạt ngũ cốc (thóc, đậu, ngô) |
4- 5 |
14- 16 |
20- 30 |
2.2 |
Thức ăn bổ sung (Thức ăn hỗn hợp cho trâu bò, khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương, giun đất, dế mèn) |
1- 2 |
3- 4 |
4- 6 |
Trong trường hợp không có khô dầu lạc hay đỗ tương thì có thể thay thế bằng côn trùng như: giun đất, dế mèn hoặc thức ăn tinh hỗn hợp cho trâu bò. Để đảm bảo nguồn thức ăn sạch, dinh dưỡng, người chăn nuôi nên tự sản xuất thức ăn tổng hợp ăn dạng viên cho dúi bằng cách việc tận dụng các loại phụ phẩm, ngũ cốc nghiền, men ủ thức ăn chăn nuôi (EMIC). Chế phẩm men ủ thức ăn trong chăn nuôi được xem là giải pháp hữu hiệu và toàn vẹn nhất, thay thế kháng sinh, nâng cao khả năng tăng trọng mà vẫn đảm bảo năng suất và kinh tế. Trong quá trình cho dúi ăn, người chăn nuôi cần linh động điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu của dúi, cụ thể như sau: sau khi cho ăn 12 h quan sát lượng thức ăn, nếu thấy lượng thức ăn vẫn còn thừa thì các lần cho ăn tiếp theo giảm lượng thức ăn để tránh lãng phí gây ẩm mốc, thối giữa thức ăn dúi ăn phải sẽ gây bệnh tiêu chảy; nếu thấy lượng thức ăn hết thì những lần cho ăn sau cần bổ sung thêm để đảm bảo dúi ăn vừa đủ là phù hợp. Nếu quá 12 h mà còn thừa lại thức ăn thì nên bỏ đi vì không đảm bảo, dễ sinh ẩm mốc khiến dúi bị tiêu chảy hoặc bị bệnh...
Khi đã cho dúi ăn đủ các xanh như thân cây mía, tre, cỏ voi thì không cần cho dúi uống thêm nước hoặc nếu cho uống thì chỉ cần cho dúi uống 1 ít nước là được. Cần đảm bảo cho dúi ăn những thực phẩm tươi, xanh, sạch để phòng bệnh
tiêu chảy. Dúi thích có thể chịu được rét nhưng không thể chịu được nóng. Vì vậy nếu nhiệt độ trên 35OC dúi sẽ bỏ ăn vì vậy cần lắp thêm quạt thông gió cho thoáng mát vào mùa hè khi nhiệt độ trên 35oC.
Chú ý: Phải cho dúi ăn đủ thức ăn để tránh khi đói chúng sẽ cắn nhau, nếu cho ăn không đủ các loại thức ăn cứng như tre, mía, cỏ voi thì dúi sẽ bị dài răng và thiếu nước. Khi thiếu nước dúi sẽ chết hoặc để dúi cắn nhau mà nếu không phát
hiện kịp thì nó cũng rất dễ bị chết.
BBT
- Cách chăm sóc và nuôi dường Nai (15-11-2023)
- Cách làm chuồng, thức ăn và đặc tính sinh sản của Nai (15-11-2023)
- Đặc điểm và tập tính sinh hoạt của con Nai (15-11-2023)