Hình ảnh: cây lá lốt

Trong thời gian qua, nguồn gen và giống của gần 50 loài cây thuốc đã được chọn lọc, tập trung nghiên cứu để tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, như: Sâm Việt Nam, Thanh hao hoa vàng, Diệp hạ châu, Nhân trần, Xuyên tâm liên, Kim tiền thảo, Giảo cổ lam, Trinh nữ hoàng cung, Hà thủ ô đỏ, Đảng sâm, Kim ngân, Ngũ gia bì hương, Bình vôi, Thông đỏ, Sì to, Ngũ gia bì gai, Đinh lăng, Gấc, Lá khôi, Tam thất hoang, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sâm báo, Ba kích, Luân thùy chân vịt, Bảy lá một hoa, Lan kim tuyến, Trà hoa vàng, Hy thiêm, Bách hợp,… và các giống cây nhập nội như Đương quy, Độc hoạt, Bạch truật, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cát cánh, Phòng phong,… Những kết quả đạt được đã mở ra triển vọng lựa chọn được nhiều giống cây thuốc có triển vọng để sản xuất tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và góp phần phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, các đơn vị bảo tồn nguồn gen dược liệu là đầu mối cung cấp giống ban đầu cho các vườn cây thuốc xã, bệnh viện, trường học và các lương y có nhu cầu trồng cây thuốc cũng như xây dựng các mô hình trồng thuốc nam tại xã.

Tình trạng khai thác quá mức đang đặt nguồn dược liệu quý trong nước đứng trước nguy cơ cạn kiệt: Một trong những nguyên nhân cạn kiệt là do việc khai thác chưa đi đôi với bảo tồn. Tại một số tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, ... tình trạng người dân vào rừng tìm cây thuốc quý mang đi bán cho tư thương sau đó bán sang Trung Quốc ngày càng gia tăng làm nguồn dược liệu bị suy giảm nghiêm trọng. Đối với dược liệu trong nước, việc thu mua chủ yếu tập trung thông qua các thương lái, một số ít theo đơn đặt hàng của các nhà máy sản xuất dược liệu; Đối với dược liệu nhập nội thông qua cửa khẩu thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, ... và một số hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của các bệnh viện trên cả nước.

Thu mua dược liệu: Đối với dược liệu trong nước, việc thu mua chủ yếu tập trung thông qua các thương lái, một số ít theo đơn đặt hàng của các nhà máy sản xuất dược liệu; Đối với dược liệu nhập nội thông qua cửa khẩu thuộc các tỉnh
Lạng Sơn, Lào Cai, ... và một số hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của các bệnh viện trên cả nước.

Quản lý khai thác và thu mua dược liệu: Thực tế cho thấy công tác quản lý khai thác dược liệu hiện còn lỏng lẻo, các dược liệu quý hiếm đang bị khai thác bừa bãi, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu; Dược liệu vốn rất khó khăn trong kiểm soát chất lượng, chủ yếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm. Nhưng việc thu mua chủ yếu thông qua lái buôn làm trung gian vì thế rất khó khăn cho kiểm soát chất lượng vì sẽ không biết rõ được nguồn gốc chính xác.

BBT