Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: Tày, Nùng, Sán Chay (nhóm Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chí), Dao, Hoa… Nhằm thúc đẩy kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc, Lục Ngạn đã chú trọng phát triển nhiều loại cây trồng theo hướng hàng hoá, đặc biệt là cây ăn quả. Hiện toàn huyện có tổng diện tích cây ăn quả khoảng 28.000ha (trong đó vải thiều hơn 17.000ha; 7000ha trồng các loại cây ăn quả khác như: nhãn, cam, bưởi, táo, ổi... ) giá trị sản xuất từ cây ăn quả hàng năm đạt khoảng từ 6.000-7.000 tỷ đồng/năm, đã góp phần quan trọng trong xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng riêng của huyện Lục Ngạn trong phát triển kinh tế. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, việc ứng dụng CNC trong sản xuất, quảng bá sản phẩm, liên kết tiêu thụ, kết nối đầu ra…  Để thích ứng với công nghệ 4.0, nhiều HTX ở huyện Lục Ngạn nói riêng và trong tỉnh Bắc Giang nói chung đã chủ động ứng dụng công nghệ trong các khâu, nhất là sản xuất, tiêu thụ.

Ảnh: Người dân thanh toán trực tuyến khi mua hàng

Để cùng người dân vươn lên thoát nghèo, năm 2021 HTX Thanh Hải thành lập với 16 thành viên, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực trồng cây ăn quả như: Vải thiều, cam, bưởi trên diện tích khoảng 70ha. Trong điều kiện nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển như hiện nay đời sống nhân dân ngày được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện, nhu cầu của thị trường ngày càng khó tính.  Để đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Năm 2022 HTX đã được Liên Minh HTX tỉnh chọn tham gia đề án khởi nghiệp công nghệ cao (gọi tắt là đề án 4.0). Đến nay đã được hỗ trợ hệ thống trang thiết bị máy móc, máy rửa hoa quả, kho lạnh, kho sơ chế phục vụ việc đóng gói , để đáp ứng được với thị trường trong nước cũng như là xuất khẩu. Song song  đó, HTX tập trung chuyên sâu, chỉ đạo thành các thành viên HTX chăm sóc cây ăn quả theo đúng quy trình VietGAP, GlobalGAP, sử dụng thuốc BVTV theo danh mục cho phép để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện nay HTX đang sản xuất 15ha vải thiều đạt tiêu chuẩn Globagap sản lượng khoảng 150 tấn, để phục phụ cho suất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu…Và cho liên kết sản xuất 48 ha được cấp chứng nhận VietGap đạt khoảng 500 tấn phục phụ cho thị trường trong nước. Hiện nay vải thiều của HTX đã được cấp chỉ dẫn địa lý và được cấp mã vùng trồng sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc

Gia đình anh Trần Văn Thăng là thành viên HTX nông nghiệp Thanh Hải có hơn 7 ha, trong đó vải thiều 3 ha, bưởi ngọt, bưởi đào đường 4 ha… Hiện tại, đang vào vụ thu hoạch bưởi. Bình quân mỗi năm gia đình cho thu hoạch gần 20 tấn vải thiều và khoảng 4 vạn quả bưởi. Hiện nay số diện tích sản xuất của gia đình đều được số hoá vùng trồng , ghi chép theo dõi bằng nhật ký điện tử trong việc sản xuất , qua việc quét mã QR, nên rất minh bạch trong việc sản xuất, nên được mọi người yên tâm và tin tưởng. Cũng từ khi triển khai số hóa đã thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng bệnh, nhất là việc quảng bá sản phẩm.

Cũng như HTX nông nghiệp Thanh Hải, HTX dịch vụ nông sản sạch Tiến Phát ở xã Quý Sơn được thành lập từ năm 2021, với 17 thành viên có tổng diện tích sản xuất là 31 ha, trong đó 16ha trông cam, bưởi, còn lại là 15 ha trồng vải thiều. Vào thời điểm này, các thành viên trong HTX đang chờ thời gian để chốt giá bán những vườn cam canh cuối cùng của năm 2023.

Như vườn cam canh của gia đình ông Nguyễn Ngọc Cường, đang được các tư thương đến xem và chốt giá bán. Được biết: gia đình có hơn 1ha trồng cam canh và cam lòng vàng, trong đó diện tích cam lòng vàng đã cho thu hoạch được 20 tấn quả, còn lại chủ yếu là cam canh dự kiến thu đạt khoảng 180 tấn quả, với giá bán hiện tại từ 60 – 70 nghìn đồng/kg cũng cho thu nhập khá. Theo ông Cường Doanh thu năm nay cao hơn năm ngoái. 

Nhằm phát triển và đưa các sản phẩm nông sản phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đáp ứng các điều kiện của thị trường, trong thời gian qua HTX thực hiện sản xuất theo chuỗi liên kết sản phẩm và mở rộng quy mô, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời mở rộng liên doanh, liên kết thêm với các hộ nông dân có đủ điều kiện trồng và chăm sóc các loai cây ăn quả theo tiêu chuẩn, đảm bảo về yêu cầu, kỹ thuật để ký hợp đồng lâu dài và bao tiêu sản phẩm, hình thành vùng nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ sản xuất của HTX cũng như nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.Đặc biệt HTX quan tâm đến thiết kế, nâng cấp mẫu bao bì đựng cam, bưởi để đạt hiệu quả hơn trong quảng bá thương hiệu. Việc kết nối, hỗ trợ các thành viên HTX bán sản phẩm trên một số trang web, sàn thương mại điện tử  và mạng xã hội zalo, facebook, youtube.... Các thành viên thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến thị trường, sản lượng tiêu thụ để thông tin rộng rãi nên chủ động thu hoạch sản phẩm.  Cũng từ việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất đã có nhiều tư thương hay doanh nghiệp biết đến và thu mua sản phẩm.

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Giang dành gần 110 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các HTX, doanh nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho đồng bào DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số hộ không thuộc hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.Nhằm đẩy mạnh quá trình số hóa, ứng dụng CNC, năm 2023 huyện Lục Ngạn đã ban hành Đề án “Hỗ trợ phát triển mô hình HTX ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và mô hình HTX nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Hỗ tợ các mô hình xây dựng ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX, cài đặt trên thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính...). Đồng thời, thực hiện hỗ trợ, phát triển các mô hình HTX ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình khởi nghiệp HTX nông nghiệp ứng dụng CNC...

Huyện Lục Ngạn phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về khoa học công nghệ, thị trường, để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển KT-XH vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án. Tuy nhiên, để khai thác tốt lợi thế, từng bước nâng cao thu nhập, người dân vùng đồng bào DTTS cũng cần phải xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, năng động hơn, mạnh dạn hơn trong sản xuất.

Đào An- Chu Ly

Đài PTTH BG