Thủy canh có nghĩa là trồng cây trong dung dịch mà không cần đất, trước đây phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. Nay chúng tôi xin giới thiệu quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thống thủy canh tĩnh (không hồi lưu) đơn giản không tốn kém, tiện lợi dễ dàng áp dụng cho mọi gia đình để trồng rau sạch. Phương pháp này có thể tận dụng những khoảng trống ở hiên nhà, san thượng, nơi có ảnh sang chiếu vào được.
 
Bưới 1. Chuẩn bị dụng cụ
 
Chuẩn bị thùng xốp: Mua thùng xốp hoặc có thể tận dụng các thùng xốp bán hoa quả, những thùng xốp này có chiều rộng khoảng 40cm, chiều dài khoảng 50cm. Cắt các thùng xốp sao cho chiều cao còn lại khoảng 20cm. Mỗi thùng xốp như vậy có thể chứa khoảng 25 lít dung dịch. Tuy nhiên với đa số các loại rau, chỉ nên sử dụng 20 lít dung dịch là đủ để đảm bảo có một phần rễ cây không ngập trong dụng dịch. Điều này giúp phần rễ cây nằm trên dung dịch có dưỡng khí tốt đủ cung cấp cho cây. Phương pháp này sẽ giúp giản thiểu việc sục khí cho dung dịch hàng ngày. Thùng xốp được bọc nylong đen  mặt bên trong để giúp dung dịch khoog bị thất thoát ra bên ngoài đồng thời đảm bảo môi trường tối cho rễ cây sinh trưởng và phát triển tốt trong dung dịch và hạn chế sự phát triển của rêu.
 
- Chuẩn bị nắp thùng xốp: Nắp thùng xốp được đục lỗ cách đều nhau, tùy từng loại cây để có thể đục lỗ to hay nhỏ, thưa hay dày. Ví dụ đối với rau muống, với kích thước thùng xốp như trên ta có thể đục 15 lỗ (đường kính lỗ to khoảng 4cm để đảm bảo khít với cốc nhựa hay rọ nhựa dự định đưa vào). Với một số cây trồng như rau xà lách, có thể đục lỗ nhỏ (đường kính 1,5cm) và chuyển cây trực tiếp vào lỗ này mà không cần cốc hay rọ nhựa. Trong trường hợp này, có thể trồng 12-15 cây/thùng xốp và có thể dùng bông hay xốp để cố định cây.
 
- Chuẩn bị cốc nhựa hay rọ nhựa: Trường hợp dùng cốc/rọ nhựa, nên tìm các cốc/rọ nhựa tốt nhất là màu tối hoặc đục để tránh ánh sang có thể xuyên qua, giúp tạo môi trường tối chi rễ cây phát triển tốt và tránh rêu mọc bên trong. Đục các lỗ xung quanh cốc nhựa để rễ cây có thể đâm qua các lỗ này vào dung dịch. Các cốc/rọ nhựa này cùng với giá thể có vai trò đỡ cây đứng thẳng.
 
Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể là sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, râu ngô… có kết hợp rơm rạ và trấu hun. Trấu hun có màu đen được phủ lên bề mặt cốc càng giúp đảm bảo che ánh sánh cho rễ phát triển tốt.
 
Chú ý: Rơm rạ luộc là giá thể rẻ tiền và sẵn có nhất, tuy nhiên khi dùng rơm rạ cần chú ý luộc kỹ (đun sôi, thay nước 4-5 lần) sau đó đem ngâm nước 7-10 ngày (thường xuyên thay nước) sao cho rơm rạ không phôi màu vàng ra nữa là được.
 
Bước 2. Chuẩn bị cây con
 
Cây con được gieo vào khay bầu (mỗi khay bầu có khoảng 130-200 bầu nhỏ tùy từng loại). Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất, trấu là 8:2. Chú ý nên dùng đất sạch nguồn bệnh hoặc xử lý đất bằng thuốc trừ nấm đặc biệt đối với những cây con dễ bị nấm gây hại dễ giai đoạn nhỏ. Trấu hun nên được rửa qua nước để không gây sót rễ cây con. Ngâm ủ hát nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu (mỗi bày 1 đến 2 hạt tùy từng loại cây). Như vậy mỗi khay bầu có thể cung cấp khoảng 200 cây con. Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sáng nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm. Khi cây con này mầm đều khoảng 2cm, đưa dần cây con ra ánh sáng. Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ dung dịch pha loãng bằng ½ nồng độ dung dịch trồng cây). Khi cây con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao khoảng 8-10cm và có vài lá thật), tiến hành nhổ cây con để chuyển vào dung dịch.
 
Bước 3. Chuẩn bị dung dịch
 
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN hiện nay đã sản xuất được dung dịch thủy canh. Dung dịch này có ưu điểm hơn các dung dịch khác trên thị trường là tự điều hòa pH trong quá trình cây sinh trưởng của cây, vì vậy không cần thiết phải điều chỉnh pH của dung dịch trong suốt quá trình cây sinh trưởng. Dung dịch này cũng có ưu điểm là được tính toán pha chế bằng những loại phân bón ít tích lũy muối để hạn chế việc phải thay dung dịch thường xuyên. Vì vậy không cần thiết phải thay dung dịch mà chỉ cần bổ xung dung dịch hành tuần khi dung dịch đã vơi đi do cây sử dụng. Dung dịch này gồm 2 dung dịch mẹ A và B.
 
Cách pha dung dịch trồng từ dung dịch mẹ A và B: Tùy theo cây trồng, có thể pha 2-3ml dung dịch mẹ mỗi loại vào một lít nước. Ví dụ để pha 100ml dung dịch dinh dưỡng trồng cây thì cần 200-300ml dung dịch A hòa cùng với 200-300 ml dung dịch B.
 
Bước 4. Trồng cây trong dung dịch
 
Chuyển cây vào dung dịch: Cây con sau khi nhổ từ khay bầu, mang trồng vào các cốc nhựa sao cho rễ cây dễ dàng đâm ra ngoài nhất. Giá thể (rơm rạ, sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây giúp cây đứng thẳng. Khớp các cốc nhựa này cào các lỗ của nắp thùng xốp và đặt nắp này trên các thùng xốp đã có dung dịch thủy canh.
 
Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
 
Bước 5. Thu hoạch
 
Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mung tơi, rau kinh giới… sau 2-3 tuần có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau lại tiếp tục sinh trưởng cho các lứa  thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1 tuần.
 
Văn Bằng