Kỹ thuật trồng một số cây họ đậu làm thức ăn cho trâu
 
 
 
I.  Cỏ Stylo (Stylosanthes)
 
1. Nguồn gốc và phân bố
 
            Phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, hiện nay nó được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
 
2. Đặc điểm sinh vật học
 
            Stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân đứng hoặc bò, khí hậu ẩm có thể lên tới 1,5m. có khả năng ra rễ ở thân. Thân nhiều lông, có loại ít lông, lúc non thân xanh, khi già chuyển mầu xanh sẫm hoặc tím. Lá chẽ ba, đầu tầy có nhiều hoặc ít lông.
 
3. Đặc đểm sinh thái học
 
            Là cây có khả năng thích nghi lớn. Với lượng mưa hàng năm từ 1500-2500 mm/năm cây phát triển mạnh mặc dù với lượng mưa bình quân 650mm và mùa khô kéo dài 7-8 tháng cây vẫn sống nhưng kém. Stylo có thể chịu được sương muối nhẹ và mọc tốt ở vùng á nhiệt đới. Với nhiệt độ dưới 15,50C sinh trưởng của cỏ không ngừng trong khi nhiều hoà thảo không sống được. ánh sáng có ảnh hưởng tích cực tới lượng chất xanh, nếu bị che nắng năng suất sẽ giảm. Có thể mọc trên nhiều loại đất chua, nghèo dinh dưỡng.
 
4. Tính năng sản suất
 
Năng suất của các giống stylo đạt từ 25-60 tấn/ha/lứa. Thời gian khai thác tới 6 năm.
 
Kỹ thuật trồng
 
            *Chọn đất: Đất thoát nước, ít chua (pH = 5-5,7).
 
            *Làm đất: Cày bừa và làm đất nhỏ mịn (như đất gieo rau), san phẳng mặt ruộng. Rạch hành có độ sâu 3-5cm, hàng cách hành 40cm.
 
*Bón phân: 20 tấn/ha, phân lân Supe 1000kg/ha, Kali Clorua 250kg/ha.
 
Bón lót: Phân chuồng, phân lân bón trước khi bừa lần cuối cùng.
 
            Bón thúc: Phân đạm, kaly khi cỏ mọc 10-15cm và sau mỗi lứa cắt.
 
*Hạt giống: Chuẩn bị cho 1ha 8kg. Hạt cần được xử lý trước khi gieo theo phương pháp sau:
 
+Làm ướt hạt bằng nước lã.
 
+ Đổ nước 540C (3 sôi 2 lạnh lượng nước gấp 2 lần hạt trong 20-30 phút.
 
+Gạn hết nước đổ thêm nước lã ngập hạt ngâm tiếp 6-10 giờ. Sau khi gạn nước để hạt thật ráo, đem gieo, trộn thêm đất bột hoặc tro để gieo cho dễ.
 
*Gieo hạt: Hạt đã xử lý gieo theo hàng đã rạch 3-5cm, lấp sâu 1-1.5cm (không quá sâu).
 
*Thời vụ gieo trồng: Thời vụ tốt nhất là tháng 4 hàng năm.
 
*Chăm sóc: Sau khi gieo hạt 7-10 ngày hạt mọc đều. Nếu cây bị chết cần gieo dặm. Sau khi cây mọc 15 ngày cần làm cỏ đợt đầu. Xới đất giữa hàng, nhổ cỏ trong hàng. 20-30 ngày sau lần làm đợt 1 làm cỏ đợt 2. Nếu  ruộng bị úng cần tháo kiệt nước.
 
Chú ý: Stylo mọc chậm ở thời kỳ đầu, nên cần làm cỏ và tháo kiệt nước để cây sinh trưởng nhanh lẫn át được cỏ dại.
 
*Thu hoạch: Sau khi gieo 70-80 ngày thu hoạch lứa đầu, các lứa tiếp theo 50-55 ngày. Khi thu hoạch để lại gốc 40 cm. Các lứa tiếp theo 40-50 ngày.
 
II. Cây keo dậu (binh linh, táo nhơn, me…)
 
1.      Nguồn gốc
 
Keo dậu có nguồn gốc ở Trung, Nam, Mỹ và quần đảo Thái Bình Dương. ở nước ta keo dậu mọc tự nhiên ở vùng ven biển miền Trung, một số giống nhập vào nước ta từ  Australia.
 
2. Đặc điểm sinh vật học
 
Là cây họ đậu lâu năm thân bụi hoặc gỗ nhỏ có thể cao tới 10 m, lá rộng kép lông chim dài từ 15-20cm. Lá chét của lá kép lông chim dài 10cm. Lá chét nhỏ, hơi thuôn xếp thành hàng 11-17 cặp dọc theo lá chét của lá kép lông chim. Hoa mầu trắng, vàng và phát triển thành những quả phẳng dài 20 cm chứa những hạt mầu nâu đen hình ô van. Rễ có thể đâm sâu từ 2,5-4m.
 
3. Đặc điểm sinh thái học
 
Keo dậu là cây chịu hạn rất tốt có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khô. Nó có thể làm cây bóng cho các cây khác. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng phải là đất thoát nước và không quá chua (pH > 5) nó ưa đất nhiều mùn, pH trung tinh hoạc hơi kiềm. Thích hợp với những vùng có lượng mưa > 800 mm/năm, khí hậu vùng nhiệt đới chịu lạnh và sương muối kém.
 
4. Tính năng sản xuất
 
Năng suất chất xanh dùng làm thức ăn gia súc khá biến động tuỳ theo giống, đất đai, sự chăm sóc. Ở nước ta năng suất chất xanh 40-45 tấn/ha/năm. Ngoài cành lá non làm thức ăn gia súc, nó còn có khả năng cung cấp lượng củi lớn làm chất đốt, và làm giầu cho đất thông qua bộ rễ có nốt sần.
 
  Kỹ thuật trồng cây keo đậu  
 
            *Chọn đất: Đất thoát nước, ít chua (pH = 5-5,7).
 
            *Làm đất: Cày bừa và làm đất bình thường như các loại cây đậu đỗ khác. Lên luống rộng 3 m, trên luống rạch hàng cách nhau 70-80cm.
 
*Bón phân: Nếu bón phân chuồng, bón theo hàng 10 tấn/ha, phân lân supe 300 kg/ha, kali clorua 150kg/ha. Phân lân và kali bón trước khi bừa lần cuối cùng hoặc hàng năm bón 1lân vào đầu mùa xuân.
 
*Hạt giống: Chuẩn bị cho 1ha 20kg. Hạt cần được xử lý trước khi gieo theo phương pháp sau.
 
+Làm ướt hạt bằng nước lã.
 
+Đổ nước sôi 90-1000C với lượng nước gấp 2 lần hạt. Giữ cho nhiệt độ ổn định ở 70-750C (nóng dát tay) trong 4 đến 5 phút.
 
+Gạn hết nước đổ thêm nước lã ngập hạt ngâm tiếp 6-10 giờ. Sau khi gạn nước để hạt thật ráo, đem gieo, nếu hạt còn bị ướt quá trộn thêm đất bột hoặ tro để gieo cho dễ. Nếu đất khô thời tiết không thuận, sau khi xử lý hạt bằng nước nóng 4 – 5 phút đổ ra đem phơi khô ngay và bảo quản nơi khô ráo. Khi thời tiết thuận lợi đem gieo không cần xử lý nữa. Hạt đã xử lý không để quá 1 tháng. Trường hợp trồng hàng rào có thể dâm hạt (2 hạt) vào bầu. Cây con cao 40-45cm đem trồng như các cây gỗ. Mật độ cây tuỳ yêu cầu, thông thường cách nhau 50 cm.
 
*Gieo hạt: Hạt đã xử lý gieo theo hàng đã rạch 7-10cm, lấp sâu 4-5cm(không quá sâu). Với lượng hạt 20kg khô/ha tỷ lệ nảy mầm 75%, trung bình 1m dài theo hàng gieo 20 hạt để khi cây 4 tháng tuổi có 10 cây/m. Nếu trồng bằng cây con thì cây cách cây 10cm.
 
*Thời vụ gieo trồng: Thời vụ tốt nhất là tháng 4 hàng năm. Có thể gieo vào tháng 3 nhưng khi có rệp hại ngọn non cần phải phun  thuốc trừ  rệp với chu kỳ 15 ngày/lần.
 
*Chăm sóc: Sau khi gieo hạt 7-10 ngày hạt mọc đều. Nếu cây bị chết cần gieo dặm. Sau khi cây mọc 15 ngày cần làm cỏ đợt đầu. Xới đất giữa hàng, nhổ cỏ trong hàng. 20-30 ngày sau lần làm đợt 1 làm cỏ đợt 2. Nếu  ruộng bị úng cần tháo kiệt nước. Cây con không sống được ở đất bão hòa nước
 
Chú ý: Keo dậu mọc chậm ở thời kỳ đầu, nên cần làm cỏ và tháo kiệt nước để cây sinh trưởng nhanh lẫn át được cỏ dại.
 
*Thu hoạch: Khi cây cao 1,5 m-1,6m có thể thu hoạch lứa đầu. Thông thường để đạt độ cao này cần mất 4-5 tháng tuỳ đất. Khi thu hoạch để lại gốc 70cm. Các lứa tiếp theo 40-50 ngày (nhánh tái sinh 60-70 ngày). Lứa sau cắt chừa lại cành mới tái sinh 5cm.
 
ĐT
 
Kết quả Đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển đàn trâu lai hướng thịt tại Bắc Giang”