ảnh minh họa

1. Mật độ trồng:

          Mật độ trồng khoảng 22-23.000 cây/ha

Có 2 cách trồng cây:

- Trồng cây trên giá thể: Chuân bị các bầu với kích thước 30 x 35 cm, xếp các bầu thành 1 hàng, khoảng cách giữa tâm các hàng là 1,6 m. Bố trí khoảng cách các bầu đảm bảo tâm bầu cách nhau 30 cm (dùng hệ thống tưới nhỏ giọt)

- Trồng cây trên nền đất: Làm luống cao khoảng 25-30 cm, rộng 120 cm, rãnh rộng 30cm. Phủ luống bằng màng phủ nông nghiệp, tâm luống cách nhau 1,5m. Trồng 1 hàng/luống, khoảng cách cây cách cây 30 cm, đảm bảo thuận lợi cho cả hình thức tưới thủ công hoặc tưới nhỏ giọt.

 Dùng dây sợi để cuốn thân cây cà chua ngay từ lúc cây nhỏ, treo lên cao (không làm giàn đỡ như trồng thổ canh ngoài đồng).

2. Quản lí nước tưới:

Với trồng cây trên giá thể: Đây là phần khó nhất trong kỹ thuật thủy canh. Cấp nước đồng nghĩa cấp dung dịch dinh dưỡng cho cây. Thành phần dung dịch xem tại Phần 5: Chế độ dinh dưỡng.

                   + Số lần tưới: Số lần tưới phụ thuộc vào từng giai đoạn cây trồng và phụ thuộc vào thời tiết. Đối với cây con (chưa ra hoa), một ngày có thể tưới từ 2-4 lần. Đối với các cây đã trưởng thành, nhất là các cây đang có 6-10 chùm quả, số lần tưới có thể tăng lên tới 6-12 lần tưới 1 ngày. Lần đầu tưới khi bắt đầu xuất hiện mặt trời (6 giờ sáng) lần tưới cuối cùng trước 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian nắng nóng (11h-15h) cần tăng số lần tưới.

          + Lượng tưới: Trung bình tưới 500ml/1lần/bầu 2 cây. Lượng nước chảy ra khỏi bầu bằng 20% lượng nước cung cấp.

          + EC vào = 2,6mS/cm, pH=5,2-5,5. EC  ra duy trì ở ngưỡng 3,5-4 mS/cm.

Vào mùa hè, nhiệt độ Mộc châu khá nóng vào buổi trưa. Có thể giảm EC dung dịch vào xuống còn 2,4 mS/cm và tăng số lần tưới lên thậm chí 12 lần/ngày.

          Trồng trực tiếp xuống đất: Đảm bảo cung cấp đủ ẩm cho cây, nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt 1 ngày tưới 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Nếu tưới tay tùy theo độ ẩm đất 1 ngày có thể tưới 1 lần lượng nước cho 1 lần tưới nhiều hơn tưới nhỏ giọt

3 Thụ phấn bổ sung: Do cây trồng trong nhà kín gió và không có côn trùng (ong, bướm) thụ phấn nên cần thiết phải thụ phấn bổ xung cho cà chua.

Việc thụ phấn thường được thực hiện hàng ngày vào khoảng 10h sáng bằng cách rung thân cây cà chua cho phấn hoa bung ra khỏi nhị hoa.

4. Kỹ thuật bấm tỉa: Việc bấm tỉa giúp cân bằng trạng thái sinh dưỡng và sinh thực của cây, giúp cây khỏe mạnh, cho năng suất cao, chất lượng quả tố và đồng đều.

        + Tỉa nhánh phụ: Tỉa các nhánh phụ, chỉ giữ 1 nhánh chính cho tới chùm quả thứ 6. Sau chùm quả thứ 6 có thể tăng thêm 1 nhánh phụ/cây. Tỉa bỏ các lá già dưới gốc. Tuy nhiên cần duy trì tối thiểu 15 lá/cây để đảm bảo đủ quang hợp giúp cây phát triển cân đối.

         + Tỉa hoa: sau khi các chùm hoa đã đậu quả, tỉa bớt các hoa và quả thụ không tốt trên các chùm hoa. Đối với giống cà chua quả to (150-200g/quả) chỉ giữ lại 3-4 quả/chùm. Đối với giống cà chua quả trung bình (100-130g/quả) chỉ giữa lại 5-6 quả/chùm. Đối với giống cà chua mini không để quá 18-20 quả/chùm. Về nguyên tắc chung, trọng lượng các chùm quả sau khi đã trưởng thành không quá 700g/chùm. Việc tỉa hoa và quả kém chất lượng giúp cho cây phát triển được cân đối, trái thu được có sự đồng đều cao.

5. Chế độ dinh dưỡng

                    Dưới đây là bảng thành phần các khoáng chất trong dung dịch cung cấp cho cà chua:

Thành phần khoáng

NO3

K

Ca

Mg

SO4

H2PO4

NH4

Fe

Mn

Zn

B

Cu

Mo

mmol/l

mol/l

Dung dịch tiêu chuẩn EC= 2,6mS/cm

16

9,5

5,4

2,4

4,­­­­­4

1,5

1,2

15

10

5

30

0,75

0,5

Bảng các hóa chất thông dụng được dùng để tưới cho cây

Khoáng chất

Công thức hóa học các chất thường được sử dụng

NO3

KNO3, Ca(NO3)2.4H2O, Mg(NO3)2.6H2O, NH4NO3, HNO3

K

KNO3, KH2PO4, K2SO4, KCl

Ca

Ca(NO3)2.4H2O, (5(Ca(NO3)2).4 NH4NO3).10H2O, CaCl2

Mg

MgSO4.7H2O, Mg(NO3)2.6H2O

SO4

K2SO4, MgSO4.7H2O, (NH4)2SO4

H2PO4

NH4H2PO4, KH2PO4, H3PO4

NH4

NH4NO3, (NH4)2SO4NH4H2PO4

Fe

Fe-EDTA, Fe-DTPA

Mn

Mn-EDTA, MnSO4.H2O

Zn

Zn-EDTA, ZnSO4.7H2O

B

H3BO3

Cu