Vấn đề về an toàn thực phẩm là mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chính sách của Chính phủ và việc thực hiện đúng đắn các biện pháp an toàn thực phẩm thông qua chuỗi thực phẩm là vô cùng cần thiết để sản xuất nguồn thực phẩm an toàn và dồi dào. An toàn thực phẩm bắt đầu từ trang trại với việc chăn nuôi gia cầm khỏe mạnh.
Tầm quan trọng của chăn nuôi gia cầm an toàn
Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng và trở thành một quốc gia sản xuất lương thực, thực phẩm chính trên toàn cầu. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm có khả năng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sức khỏe gia cầm, một đảm bảo để chăn nuôi thành công
Việc tăng cường sản xuất thịt, trứng gia cầm sẽ phụ thuộc vào sự đổi mới và áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất trên thế giới đối với chăn nuôi gia cầm. Đó là tập trung vào việc chăn nuôi gia cầm khỏe mạnh với năng suất tốt nhất.
Đối với người chăn nuôi gia cầm, những thách thức về bệnh dịch chủ yếu là các ký sinh cầu trùng và nhiễm trùng do vi khuẩn. Đối với hai loại bệnh này, các biện pháp can thiệp phòng ngừa sớm sẽ giúp giảm thiểu tác động đến sức khỏe và năng suất vật nuôi.
Theo một tài liệu, bệnh viêm ruột kết có thể tiêu tốn của một nông dân chăn nuôi ở Hoa Kỳ 5 cent trên một con gia cầm. Bệnh cầu trùng có thể gây ra những hậu quả xấu đến năng suất vật nuôi, thậm chí dẫn đến gây tỷ lệ tử vong lớn cho gia cầm.
Phòng bệnh và sử dụng hiệu quả thuốc cầu trùng là rất quan trọng để sản xuất gia cầm khỏe mạnh. Đối với gia cầm, các cản phẩm này được sử dụng tốt nhất thông qua thức ăn chăn nuôi để đảm bảo việc sử dụng đúng liều lượng.
Quan điểm của Hội đồng Gia cầm Quốc tế
Vào tháng 5/2017, Hội đồng Gia cầm Quốc tế (IPC) đã hoàn thiện Bản tuyên bố về việc sử dụng kháng sinh và các nguyên tắc quản lý thuốc kháng sinh. Được biết, IPC đại diện cho ngành công nghiệp gia cầm toàn cầu. Bản tuyên bố đã xem xét các thực tiễn tốt nhất, khoa học nhất và các nghiên cứu của các cơ quan liên chính phủ, do đó có thể xem như đây là điểm tham chiếu tuyệt vời cho các nhà chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
Lâu nay, IPC và các thành viên liên tục nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng và quản lý kháng sinh có trách nhiệm; để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của gia cầm, để sản xuất thực phẩm an toàn, để đảm bảo hiệu quả của kháng sinh, đồng thời để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.
+ IPC thừa nhận kháng thuốc là vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu.
Nhận thức được rằng, chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc gia cầm trên toàn cầu có trách nhiệm đảm bảo giảm thiểu những tác động của ngành này đến sự kháng thuốc.
Chấp nhận rằng ngành gia cầm cần phải áp dụng những thực tiễn quản lý, và cung cấp kiến thức về kinh nghiệm thực tiễn, nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh để tránh khả năng kháng thuốc trở thành nguy cơ lớn nhất trên toàn cầu.
Nhận thức được nghĩa vụ đạo đức của người nông dân và bác sỹ thú y đối với việc bảo vệ sức khỏe và phúc lợi gia cầm, bao gồm việc sử dụng có trách nhiệm kháng sinh.
+ Hơn nữa, IPC tiếp tục duy trì những điểm sau:
Quan trọng là, khi xem xét một loại kháng sinh trong nhóm dùng chung cho cả nhân y và thú y - một hoạt chất cụ thể và mục đích sử dụng cụ thể sử dụng trong thú y có thể không có những tác động xấu đến sức khỏe con người dựa trên đánh giá rủi ro và do đó một quyết định về quản lý rủi ro thích hợp có thể được đưa ra để cho phép sử dụng thuốc trong thức ăn cho vật nuôi.
Tất cả các thành viên tham gia vào ngành công nghiệp gia cầm đều áp dụng những nguyên tắc về quản lý kháng sinh dựa trên quản lý rủi ro nhằm đảm bảo rằng các biện pháp tốt nhất được sử dụng trong tất cả các giai đoạn sản xuất gia cầm cũng như giảm thiểu việc sử dụng các kháng sinh trong khi vẫn chăm sóc vật nuôi đúng cách.
Để đảm bảo việc quản lý, IPC khuyến khích các thành viên của mình:
- Hiểu và kiểm soát tại sao và khi nào chúng ta cần sử dụng khánh sinh, sử dụng loại kháng sinh nào, sử dụng bao nhiêu kháng sinh và thông báo rõ ràng việc sử dụng kháng sinh.
- Các biện pháp quản lý về an toàn sinh học, chuồng trại, dinh dưỡng và vệ sinh, và sử dụng các biện pháp phòng tránh như tiêm, nhỏ vắc-xin cần được ưu tiên để chăm sóc vật nuôi tốt nhất nhằm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh.
- Những kháng sinh quan trọng trong nhân y chỉ nên được sử dụng cho mục đích điều trị và dưới sự chuẩn đoán, giám sát của bác sĩ thú y.
+ IPC tiếp tục công nhận rằng thuốc trị cầu trùng, trong đó bao gồm nhóm ionophores:
- Có một công thức tác động độc nhất và được sử dụng để kiểm soát ký sinh trùng nguyên sinh phổ biến gây bệnh cầu trùng trong gia cầm và do đó có thể được phân loại khác nhau bởi các cơ quan quản lý khác nhau.
- Loại hợp chất này không được sử dụng trong thuốc cho người và do đó không bị coi là quan trọng về mặt nhân y.
- Do tính độc nhất của nhóm thuốc này, một số cơ quan quản lý không phân loại thuốc trị cầu trùng là kháng sinh, mặc dù chúng thường bị gọi theo thuật ngữ thuốc kháng sinh.
Dùng kháng sinh hợp lý, khoa học trong chăn nuôi gà
Trong quá trình phát triển thuốc trị cầu trùng, kết quả đã phản ánh hậu quả bất lợi duy nhất mà cầu trùng tác động đến sức khỏe và năng suất gia cầm. Ngành gia cầm thừa nhận trách nhiệm đạo đức trong việc chăm sóc gia cầm và do đó các biện pháp can thiệp từ sớm thông qua các biện pháp phòng bệnh được xem là sẽ sản xuất ra những con gia cầm khỏe mạnh nhất cũng như giảm thiểu nhu cầu sử dụng kháng sinh quan trọng đối với người.
Việt Nam giàu tài nguyên đất và nước. Những nguồn tài nguyên này có thể giúp Việt Nam trở thành nhà sản xuất lương thực lớn trên toàn cầu. Áp dụng các thực tiễn tốt nhất trên thế giới, bao gồm các biện pháp can thiệp từ sớm và phòng bệnh, cũng như chính sách về kháng sinh của IPC, có thể giúp sản xuất gia cầm khỏe mạnh, an toàn.
Việc phòng bệnh có thể duy trì sức khỏe gia cầm và do đó giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh nói chung trong khi vẫn đảm bao duy trì hiệu suất gia cầm tốt nhất.
+ IPC cũng thận trọng xem xét các khái niệm xung quanh việc sử dụng với mục đích cung cấp các khái niệm có thể được áp dụng và sử dụng trên toàn cầu, từ đó tạo ra sự hiểu biết nhất quán. Các khái niệm đó là:
- Mục đích điều trị, bao gồm:
Mục đích trị bệnh (chữa bệnh): Bất kỳ quy trình cụ thể nào được sử dụng để chữa hoặc cải thiện bệnh;
Mục đích kiểm soát bệnh: Các biện pháp nhằm giảm việc lây lan, hoặc giảm tỷ lệ mắc bệnh;
Mục đích phòng bệnh: Giảm khả năng mắc bệnh tại nơi có nguy cơ xảy ra bệnh ở một mật độ gia cầm dễ bị tổn thương.
Mục đích kích thích tăng trưởng: Chuyển các vi khuẩn trong đường tiêu hóa để tạo ra sự cân bằng tốt hơn giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại, từ đó cải thiện việc sử dụng các chất dinh dưỡng nhằm hỗ trợ tăng trưởng và cải thiện năng suất. Hiệu quả dinh dưỡng, hiệu suất thức ăn và mức tăng trưởng hàng ngày là các chỉ số phản ứng.
+ Cuối cùng, khi IPC tìm cách hỗ trợ các chính sách có tính khoa học, Hội đồng đã đưa ra những hướng dẫn sau đối với các cơ quan quản lý:
- Kháng sinh quan trọng trong nhân y: Các kháng sinh quan trọng trong nhân y chỉ được phê duyệt cho mục đích sử dụng điều trị (trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh) và có thể được sử dụng trong thức ăn, nước hoặc qua đường tiêm.
Các kháng sinh này phải được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ thú y hoặc chuyên gia.
Việc sử dụng những kháng sinh quan trọng trong nhân y phải được giảm thiểu.
- Kháng sinh không quan trọng trong nhân y: Các kháng sinh không quan trọng trong nhân y có thể được phê duyệt cho mục đích điều trị (trị bệnh, kiểm soát và phòng bệnh), và dựa trên đánh giá rủi ro có thể được sử dụng cho mục đích khác, và có thể được sử dụng trong thức ăn, nước uống hoặc qua đường tiêm.
Theo nongnghiep.vn
Tin liên quan:
- Chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo chuỗi giá trị (15-08-2024)
- Những lưu ý trong nuôi gà đẻ trứng sạch (20-06-2024)
- Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP (06-12-2023)