Chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ. Ẩm độ cao nhiệt độ thấp mưa nhiều => hạch nẩy mầm nhiều => sinh nhiều quả thể điã.
 
Ẩm độ cao, nhiệt độ lạnh => sinh nhiều bào tử túi (H% =18 -24%, T0=2-30C), hạch vẫn nẩy mầm, T0 >330 C hạch ngưng phát triển và không nẩy mầm.
 
T0 = 15 -250 C thích hợp nhất cho sợi nấm sinh trưởng (sợi nấm là cơ quan sinh trưởng).
 
T0 480c sợi nấm chết trong vòng 3 phút, sợi nấm chịu hạn kém. Khi ẩm độ đồng ruộng > 85% sợi nấm sinh trưởng và phát triển tốt.
 
Ở pH = 5 - 8, T0 = 19-240C quá trình thích hợp để sợi nấm xâm nhập vào cây. Bệnh phát sinh mạnh vào tháng 11-3.
 
Nguồn bệnh là hạch nấm ở trong đất, tồn tại nhiều năm. Nếu hạch bị vùi sâu 6-7 cm, sức nẩy mầm giảm tồn tại 1 năm, bào tử túi lan truyền theo gió. Nẩy mầm và xâm nhập vào lá già ở dưới trước, xuyên qua lớp biểu bì cây hình thành sợi nấm. Sợi nấm tiết ra men Pectinaza phân huỷ làm tan rữa các tế bào của cây, phát triển thành tản nấm dày ở trong mô và trên bề mặt của kí chủ. Bệnh phát sinh gây hại có tính chất cục bộ.
 
Biện pháp phòng trị:
 
Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng cày sâu, lật úp đất vùi hạch xuống sâu > 20 cm, khống chế hạt nẩy mầm.
 
- Luân canh với cây lúa nước.
 
- Trồng với mật độ vừa phải, không quá dày.
 
- Không nên bón nhiều đạm.
 
- Tăng cường bón K tăng sức đề kháng cho cây. Tiả lá già dưới chân cho thông thoáng.
 
- Luống trồng cao có rảnh thoát nước.
 
- Dùng thuốc hoá học phòng trừ: Dithan 0,2%, Validacin 0,2%, Bidomil, Zineb, Zincopper.
 
Theo NNVN