Ảnh: minh hoạ

          Ghẻ trên cây có múi (cam, bưởi, chanh) là hai loại bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bệnh ghẻ làm giảm năng suất và chất lượng trái. Trái bị ghẻ thường rất khó bán vì mẫu mã xấu, ruột khô, tép nhạt. Trên cây cam thường xuất hiện 2 loại ghẻ là: ghẻ sẹo và ghẻ loét. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng trị bệnh  ghẻ trên cây có múi.

          1.Cách nhận biết bệnh

          - Biểu hiện bệnh: Lá bị dị dạng, uốn cong và rụng lá, lộc phát triển kém, quả nhỏ biến dạng và dễ bị rụng hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế.  Ghẻ thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non như lộc non, lá non, quả non, thân cành nhỏ...

          - Nguyên nhân: Do nấm Elsinoe fawcetti gây nên. Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non, đã bị nhiễm bệnh. Sau đó, các bào tử nấm trong điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm và theo gió, nước mưa lây lan bám vào mặt cành lá non, quả non gây hại, kể cả những quả vừa mới đậu.

          2. Đặc điểm của bệnh

          - Bệnh thường phát triển vào mùa mưa. Nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm cao là điều kiện tốt nhất để bệnh phát triển.

          - Nấm tồn tại trong mô ký chủ, gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh, lan truyền nhờ gió và nước. Bào tử phân sinh chỉ nảy mầm trong điều kiện có giọt nước hoặc có độ ẩm cao. Vì vậy thường sau các trận mưa bào tử mới lan truyền xâm nhập vào các mô còn non, quả non, lá non.

          3. Biện pháp xử lý

          -  Cắt tỉa vườn thông thoáng, loại bỏ cánh tăm, cành vượt, cành sâu bệnh.

- Chủ động quản lý sâu hại đặc biệt là sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả…

- Tăng cường sức đề kháng cho cây thông qua các kỹ thuật bón phân. Khi bón phân cho cây cần đảm bảo yếu tố cân đối và đẩy đủ đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng vi lượng, ưu tiên bón phân hữu cơ vi sinh, cung cấp dinh dưỡng qua lá theo thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây, không để cây thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là giai đoạn nuôi quả non.

- Chủ động phòng bệnh trên vườn ươm cây con trước khi trồng đại trà.

-  Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh nên sử dụng các phương pháp phòng bệnh chủ động thông qua các biện pháp chăm sóc kỹ thuật và thực hiện bón phân cân đối đầy đủ. Phun các chế phẩm trị nấm đặc hiệu theo các đợt lộc của cây với nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh do nấm khuẩn gây hại tuy nhiên bà con cần lựa chọn các loại thuốc có hiệu quả cao, không độc hại, không gây kháng thuốc. Một trong những chế phẩm có hiệu quả phòng trị bệnh do nấm và vi khuẩn cao và an toàn. Có thể sử dụng một số loại thuốc như Zineb 0,2% phun phòng vào giai đoạn cây con. Trên vườn cây có múi ở thời kỳ kinh doanh cần phun sau mỗi đợt lộc cũng như giai đoạn vừa đậu quả bằng một trong các loại thuốc Kumulus 80 DF, Polyram.

BBT